Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xã biển thu hàng trăm tỷ đồng từ mực xà

Kinhtedothi- Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, những tàu câu mực trở về bờ với sản lượng mỗi chiếc lên đến vài chục tấn, mang lại khoản thu nhập "khủng" cho ngư dân.
Những ngày qua, các tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cập bờ sau gần 3 tháng khai thác ở Trường Sa để bán mực xà cho  thương lái.
Trên mỗi tàu câu mực xà có khoảng 40-50 thúng câu và giàn phơi mực, tương ứng với số lao động của chuyến biển.
Trước chuyến biển đầu tiên trong năm 2024, các ngư dân tiến hành bốc thăm chọn vị trí phơi mực trên tàu. Vị trí này sẽ được sử dụng cho đến hết năm.
Mỗi vị trí trên tàu ảnh hưởng đến thời gian khô của mực. Mũi tàu, nơi đón nhiều gió, là vị trí đắc địa nhất.
Phiên câu mực bắt đầu từ 16h hôm trước đến sáng hôm sau. Tàu thả thúng cách rất xa nhau, mỗi người một thúng.Trên thúng câu có đèn dụ mực. Mỗi đêm, một người có thể bắt được 80-100kg mực tươi. Năm nay, nhiều tàu câu mực trúng lớn khiến ngư dân rất phấn khởi.
"Chuyến biển này thu được 60 tấn mực xà khô, nhiều gấp đôi so với chuyến năm ngoái, mang về hơn 8 tỷ đồng cho tôi và hơn 50 ngư dân trên tàu"- ngư dân Trần Tức (chủ tàu QNg 95422 TS) phấn khởi chia sẻ.
Theo ngư dân Đỗ Lợi (xã Bình Chánh), với mỗi tàu câu mực, chủ tàu tự bỏ vốn đóng tàu, sau đó kêu gọi "bạn" (ngư dân) tham gia đánh bắt. Phí tổn mỗi chuyến biển được chia đều cho những người đi bạn. Chi phí cho một chuyến ra khơi trung bình khoảng 1 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là tiền dầu. 
Xã Bình Chánh được xem là "thủ phủ" của nghề câu mực với trên 120 tàu hành nghề, trong đó có khoảng 50 chiếc đánh bắt dài ngày ở Trường Sa, Hoàng Sa. Chỉ sau chuyến biển đầu năm 2024, sản lượng khai thác mực xà khô đạt 1.540 tấn, giá trị ước đạt trên 250 tỷ đồng.
Mực xà sống ở vùng biển xa bờ, nhiều nhất tại Trường Sa. Mực khá to nhưng thịt  mặn, khi phơi khô có vị đắng nên chủ yếu dùng chế biến thành thực phẩm khô. Toàn bộ mực xà của ngư dân Bình Chánh được thu mua, sơ chế tại các cơ sở của địa phương, sau đó đưa đi tiêu thụ khắp nơi ở trong và ngoài nước, trong đó phần lớn xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan.
Giữ rừng ngập mặn tạo sinh kế bền vững

Giữ rừng ngập mặn tạo sinh kế bền vững

Quảng Ngãi sắp đấu giá hàng loạt mỏ khoáng sản

Quảng Ngãi sắp đấu giá hàng loạt mỏ khoáng sản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

14 Jul, 01:35 PM

Kinhtedothi - Từ 14 giờ chiều 14/7, Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy hồ chứa thủy điện Tuyên Quang. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

14 Jul, 08:48 AM

Kinhtedothi - Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Chương trình “Ngày hội đổi rác lấy quà” nằm chuỗi hoạt động vì môi trường “Let’s Go Green with SeABank” được Ngân hàng triển khai thường niên với rất nhiều hoạt động thiết thực như: trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu dọn bờ biển, tặng quà thân thiện môi trường, tái chế rác thải.

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

14 Jul, 08:38 AM

Kinhtedothi - Bước vào cao điểm mùa mưa bão, việc bảo đảm an toàn tuyệt đối các trọng điểm xung yếu đê điều là nhiệm vụ được TP Hà Nội đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trước diễn biến ngày một bất thường, khó lường của các loại hình thiên tai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ