Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xã Trường Yên – nơi lưu giữ ký ức

Kinhtedothi - Xã Trường Yên có nhiều công trình cổ như nhà, ngõ, giếng, đình, chùa…, cạnh đó là những cây phượng vĩ nở hoa rực rỡ ven hồ, hiện thu hút rất đông du khách thập phương đến chụp hình. Đây là cách lưu giữ những nét đẹp tự nhiên, một thứ rất chóng tàn phai…

Ngoài những hàng hoa phượng "rực lửa" vào mùa hè, rủ bóng xuống mặt hồ trong xanh, tạo ra một khung cảnh nên thơ, không gian xã Trường Yên còn nhiều điểm “hút” du khách như giếng cổ, ngõ cổ, nhà cổ. Nếu yêu thích những nét văn hóa cổ truyền, đến  Trường Yên là một lựa chọn khiến bạn không thất vọng. Tuy nhiên, mọi thứ ở đây ở vẫn đang ở dạng “tiềm năng”, do vậy không có người bản địa dẫn đường, bạn sẽ khó lòng khám phá những điều thú vị.

Cây phượng nở hoa rực rỡ, tỏa bóng xuống mặt hồ nước trong xanh.

Chủ tịch UBND xã Trường Yên Trần Văn Hiển cho biết, hồ nước này có diện tích 2,6ha và hàng phượng vĩ đã được trồng cách đây hơn 20 năm. "Cứ mỗi độ hè về, du khách gần xa về đây chụp ảnh với hoa phượng rất đông" - ông Hiển nói.

Sắc đỏ rực của phượng vĩ hòa vào màu xanh của thiên nhiên.
Cành phượng như muốn chạm vào mặt nước hồ.
Chụp ảnh cùng hoa phượng, một cách níu giữ tuổi học trò?

Ngoài một hồ nước rất nên thơ và không gian "cháy rực" màu hoa phượng, tại xã Trường Yên còn rất nhiều thứ hấp dẫn người yêu thích những nét văn hóa cổ xưa như nhà cổ, cổng cổ, giếng cổ, đình, chùa...

Những nếp nhà soi bóng xuống ao làng trong xanh.
Cổng chùa uy nghiêm, trăm tuổi.

Theo Phó trưởng thôn Yên Trường 1 Nguyễn Đình Thành, hiện thôn còn 6 giếng cổ có tuổi đời hàng trăm năm. 

Phó trưởng thôn Yên Trường 1 Nguyễn Đình Thành giới thiệu 1 giếng cổ.
Cụ bà Trịnh Thị Thu (thôn Yên Trường 1) năm nay 96 tuổi cho biết, trước kia thôn này có tới 99 giếng cổ. Nay nhiều hộ đã san lấp giếng cổ, dùng nước máy...
Đa số miệng giếng cổ ở xã Trường Yên đều có hình móng ngựa. Theo truyền thuyết của làng, đây là những dấu chân của ngựa Thánh Gióng.
Nhưng theo Phó trưởng thôn Yên Trường 1, sở dĩ miệng giếng có hình móng ngựa là do quá trình hàng trăm năm người dân "kín" nước (múc nước ), gàu nước va vào khiến miệng giếng có hình móng ngựa.
Do đã có nước máy nên hiện nay, giếng cổ  là nơi lưu giữ ký ức.
Chiếc cổng nhà này được xây dựng năm 1938.
Thôn Yên Trường 1 còn lưu giữ một số đoạn tường đá ong cổ, dây leo kín mít.
Xã Trường Yên hiện còn lưu giữ nhiều nhà cổ, trong ảnh là căn nhà gỗ mít của gia đình ông Ngô Bá Chiến, thôn Yên Trường 1, được dựng từ thời Bảo Đại.
Nét cổ kính đan xen với vẻ hiện đại của một vùng nông thôn phát triển
Huyện Chương Mỹ: nhiều thôn thiếu nhà văn hóa

Huyện Chương Mỹ: nhiều thôn thiếu nhà văn hóa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Gióng huyện Gia Lâm - “Viên ngọc” ngày càng tỏa sáng

Lễ hội Gióng huyện Gia Lâm - “Viên ngọc” ngày càng tỏa sáng

04 May, 10:54 PM

Kinhtedothi-15 năm sau khi được UNESCO ghi danh hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2010 – 2025), Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương huyện Gia Lâm đã luôn cam kết bảo vệ và phát huy truyền thống quý giá của hội Gióng. Điều đó đã khiến Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - ông Jonathan Baker vô cùng cảm kích và đánh giá cao, đồng thời bày tỏ sự tri ân tới cộng đồng đã gìn giữ lễ hội từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ năm này qua năm khác, làm cho những giá trị cao cả về tinh thần đoàn kết và ước vọng hòa bình mãi mãi trường tồn.

Huyện Phú Xuyên sắp cưỡng chế thu hồi đất thi công cuối tuyến dự án đường trục phía Nam TP

Huyện Phú Xuyên sắp cưỡng chế thu hồi đất thi công cuối tuyến dự án đường trục phía Nam TP

04 May, 08:59 AM

Kinhtedothi - Với những trường hợp không phối hợp bàn giao mặt bằng đoạn tuyến cuối cùng của Dự án đường trục phát triển phía Nam TP, ngày 15/5/2025, UBND huyện Phú Xuyên sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của 9 hộ gia đình nằm trên địa bàn thôn Cầu Giẽ, xã Châu Can theo quy định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ