80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xác định hệ giá trị văn hóa, gia đình phù hợp với từng địa phương

Kinhtedothi - Để phát triển hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình cần bắt đầu từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo một cách chủ động. Xác định các hệ giá trị phù hợp với địa phương, đồng thời, cần có đề án cụ thể, đồng bộ, đi vào đời sống nhân dân.

Đây là nội dung được nhấn mạnh tại buổi làm việc giữa Sở VH&TT Hà Nội và Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) với tỉnh Thái Nguyên, trong khuôn khổ hoạt động của chương trình khảo sát thực tế tại các tỉnh, thành về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên Vũ Thị Thu Hường cho biết, tỉnh Thái Nguyên thường xuyên quan tâm, ưu tiên xây dựng, phát triển văn hóa. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện các nội dung tuyên truyền về hệ giá trị con người Việt Nam gắn với nội dung xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; gắn với các hoạt động văn hóa, nghệ thật; hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; công tác gia đình và nhiều hoạt động khác…

Báo cáo của tỉnh Thái Nguyên nêu rõ, thông qua các nguồn lực, hiện, tỉnh có 2.254 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; trong đó có trên 300 câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Trong năm 2024, đã tổ chức 99 buổi biểu diễn nghệ thuật; 68 buổi tuyên truyền lưu động, phục vụ 60 buổi văn hóa trà. Tỉnh đã tổ chức nhiều lễ hội lớn như: Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và giải Việt dã Tiền phong - chạy tập thể tỉnh Thái Nguyên năm 2024; Khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên với chủ đề "Từ trải nghiệm đến trái tim" và Cuộc thi ảnh đẹp du lịch Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề "Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc"…

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên còn quan tâm đẩy mạnh công tác phối hợp trong thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và văn hóa ứng xử vào trong các cấp học. Xây dựng các tiêu chuẩn đối với các công dân tiêu biểu của tỉnh, xây dựng 3 mô hình điểm về truyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và văn hóa ứng xử trong trường học; cấp phát 9.000 tập gấp tuyên truyền; 5.450 cuốn tài liệu tuyên truyền về đạp đức, lối sống trong gia đình và văn hóa ứng xử trong trường học…

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Lương Đức Thắng tại buổi làm việc.

Theo Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) Lương Đức Thắng, chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, cũng như. Lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở cho rằng, để phát triển hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình cần bắt đầu từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo một cách chủ động. Xác định các hệ giá trị phù hợp với địa phương, đồng thời, cần có đề án cụ thể, đồng bộ, đi vào đời sống Nhân dân.

Lan tỏa hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam

Lan tỏa hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam

Xác định hệ giá trị gia đình Thủ đô

Xác định hệ giá trị gia đình Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Văn khấn ngày rằm tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

Văn khấn ngày rằm tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

08 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi - Rằm tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Tư ngày 9/7/2025 dương lịch. Vào mỗi dịp rằm, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cúng tùy theo phong tục tập quán và điều kiện riêng nhưng đều thể hiện sự trang nghiêm và lòng thành sâu sắc. Mâm cúng thường có hoa tươi, nhang, bánh kẹo, trầu cau, những lễ vật tượng trưng cho sự thanh tịnh và kính trọng.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

28 Jun, 04:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 28/6 hằng năm là dịp đặc biệt để mỗi người Việt Nam cùng nhau tôn vinh giá trị thiêng liêng của gia đình – nơi nuôi dưỡng tâm hồn, giữ gìn truyền thống văn hóa là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội.

Văn khấn mùng 1 tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

24 Jun, 03:37 PM

Kinhtedothi - Đối với nhiều người Việt Nam, ngày mùng 1 âm lịch, hay còn gọi là ngày Sóc, đánh dấu thời điểm bắt đầu của một tháng mới trong năm âm lịch. Nhiều gia đình người Việt đều thắp hương, đọc bài khấn ngày mùng 1 nhằm thể hiện sự thành kính đối với thần linh, tổ tiên, đồng thời cầu mong may mắn và bình an cho cả gia đình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ