Trong việc hướng tới các DN sản xuất xanh nhằm giảm phát thải khí nhà kính, tạo nên các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thì cũng cần đồng thời đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân với các hệ thống xử lý không khí hiện đại.
Cần “xanh” từ khâu sản xuất
Theo nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, sản xuất xi măng, thép và nhựa là những ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn ở Việt Nam, là những đối tượng yêu cầu cần được kiểm kê khí nhà kính từ năm 2024. Tuy nhiên, không chỉ hiện đại hóa sản xuất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, điện năng mà các DN cũng cần đầu tư chú trọng vào các hệ thống xử lý không khí, làm sạch khí thải ra môi trường có sử dụng lò hơi, lò đốt... nhằm đảm bảo sức khỏe cho nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất kinh doanh.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, sức khỏe cộng đồng, người lao động luôn được quan tâm. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động của các nhà máy, lượng bụi bẩn phát sinh từ việc phát thải do đốt nguyên liệu cháy, hơi thải từ các thiết bị rò rỉ... là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường cũng như những ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.
Vấn đề xử lý bụi trong các nhà máy, khu công nghiệp đã và đang được nhiều DN sản xuất đặt lên hàng đầu. Tùy thuộc vào quy mô, chi phí đầu tư cũng như tính chất của từng loại bụi mà hiện nay có nhiều phương pháp xử lý bụi khác nhau, giúp hút lọc tối đa lượng bụi, nâng cao chất lượng không khí và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người lao động.
Phó Giám đốc chuỗi nội thất TKA Việt Nam Trần Thanh chia sẻ, khi xây dựng nhà xưởng theo hướng hiện đại, bắt nhịp xu thế công nghệ 4.0 luôn cần có một hệ thống lọc gió, hút bụi mịn để công nhân có thể yên tâm làm việc. "Khi mời thầu, hồ sơ năng lực của các nhà cung cấp Việt không hề kém cạnh với các thương hiệu đến từ nước ngoài. Giá thành cạnh tranh, chất lượng tương đương nhau nhưng về chế độ hậu mãi, bảo hành luôn được các DN nội hỗ trợ nhanh nhất, phụ tùng, vật tư thay thế luôn sẵn sàng" - ông Thanh chia sẻ.
Còn với ông Đàm Quang Mạnh - Giám đốc Công ty Cơ khí Đại Phúc cho biết: “Mười mấy năm lựa chọn quạt công nghiệp, máy hút lọc bụi công nghiệp của Phương Linh lắp đặt cho các công trình cho thấy có những ưu điểm vượt trội so với sản phẩm của các thương hiệu khác về độ bền, hiệu suất, tiết kiệm điện năng… Đặc biệt là dịch vụ bảo hành hậu mãi không chê vào đâu được”.
Hàng nội vững niềm tin
Để có thể luôn giữ thị phần nội địa trước sự cạnh tranh của các DN nước ngoài đến từ các "ông lớn" như Mitsubishi, Panasonic, Senko... đều có ưu điểm và mục đích sử dụng khác nhau, các DN nội buộc phải phát triển với những đột phá về chiến lược, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, đồng thời cung cấp các giải pháp hoàn chỉnh tối ưu, đem lại không khí sạch và môi trường làm việc trong lành cho các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp...
Là một DN với hơn 22 năm phát triển, nghiên cứu thị phần này, Giám đốc công ty TNHH Sản xuất cơ điện & TM Phương Linh Trần Văn Lê chia sẻ, "bí quyết" để luôn giữ được thị phần đó là phải mạnh tay đầu tư vào công nghệ từ sớm. Đó là lợi thế cạnh tranh chiến lược mà Phương Linh luôn theo đuổi để chinh phục được các khách hàng nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và các chủ đầu tư lớn trong nước. “Tôi hướng đến công nghệ và không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng, nhằm cho ra đời sản phẩm đồng bộ có độ chính xác cao, tiết kiệm nguyên vật liệu và đạt tiêu chuẩn quốc tế…” - CEO Trần Văn Lê cho biết.
Được biết, tại nhà xưởng tọa lạc tại khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) đã được "vua quạt" nâng cấp, đầu tư chiều sâu và phát triển sản xuất máy hút bụi, hệ thống hút lọc bụi, xử lý môi trường bằng việc mua thêm máy móc công nghệ cao và xử lý chuẩn xác.
Những cải tiến công nghệ này luôn được cập nhật, bắt kịp yêu cầu chất lượng ngày càng cao hơn và được công ty duy trì từ năm 2006 tới nay. Dự định trong tương lai ngoài sản xuất và cung cấp hệ thống quạt công nghiệp, hút lọc bụi, Phương Linh sẽ tập trung phát triển hệ thống phân phối thương mại các sản phẩm quạt công nghiệp, mô tô nhập khẩu thông qua hệ thống siêu thị điện máy do Phương Linh xây dựng và đầu tư phát triển.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm năng lượng (Enerteam) Mã Khai Hiền đánh giá, tiềm năng giảm phát thải CO2 cho các ngành công nghiệp (xi măng, thép, nhựa) của Việt Nam còn nhiều và khả thi triển khai.
Bên cạnh sự quan tâm đầu tư, áp dụng công nghệ của DN, cần có hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ và các cơ quan liên quan như: xây dựng định mức phát thải ngành và hướng dẫn kỹ thuật áp dụng; xây dựng năng lực và hỗ kỹ thuật cho DN nhận dạng và nắm rõ các công nghệ khử cacbon phù hợp của ngành áp dụng vào DN mình. Ngoài ra còn cần thúc đẩy hỗ trợ tài chính xanh và sạch cho DN thuận lợi tiếp cận và mạnh dạn áp dụng các công nghệ khử cacbon.
Các đơn vị sản xuất xi măng, thép và nhựa dự kiến sẽ là các bên liên quan tích cực tham gia thị trường cacbon trong nước. Việc giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ cacbon thấp, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển thị trường cacbon trong nước, các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT trường Nguyễn Sỹ Linh