Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xanh hoá sản xuất và tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ dự án Thương mại bền vững (Green to Compete Hub), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cùng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) đã thành lập văn phòng tại Việt Nam. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc xanh hóa sản xuất và tiếp cận thị trường, cũng như đóng góp để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Giải pháp kịp thời
Các hỗ trợ từ Green to Compete Hub được các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đánh giá cao khi thiết thực, hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, xây dựng thương hiệu và hình ảnh tốt hơn, nâng cao năng lực và kết nối thị trường.
Green to Compete Hub sẽ hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Theo Quản lý Green to Compete Hub Simon Bafle toàn cầu, ITC thúc đẩy quá trình chuyển đổi của các DNVVN sang nền kinh tế xanh thông qua các văn phòng tại các nước. Các văn phòng này cung cấp các giải pháp và công cụ tích hợp cho các DNVVN trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xanh từ các chương trình đào tạo, huấn luyện cho các chuyên gia địa phương và các DNVVN Việt Nam.
“Tính bền vững được thực hiện ở cấp độ khu vực và địa phương, trong đó Cục XTTM chủ trì triển khai và lồng ghép các phương pháp về bền vững nhằm hỗ trợ cho các DNVVN tại Việt Nam là giải pháp rất kịp thời” - ông Simon Bafle nhấn mạnh. Đồng thời thông tin, Quy trình hỗ trợ DNNVV làm về Tiết kiệm nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn được Công ty Hanfimex, Công ty CP Sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (VINASAMEX)… giải bài toán cho DNNVV chưa đủ năng lực trong việc thực hiện các thay đổi cần thiết để cải thiện hiệu suất môi trường, công nghệ thích hợp và đưa thực hành bền vững vào kế hoạch kinh doanh cốt lõi. Green to Compete Hub hỗ trợ các DNVVN thông qua việc tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng (điện, nước..), sắp xếp và cải thiện điều kiện sản xuất cũng như hỗ trợ các DNVVN kết nối với người mua và hiệp hội người mua.
Còn Quy trình hỗ trợ tài chính xanh cho DNNVV thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành, các đơn vị tài chính sẵn sàng hợp tác với G2C để cung cấp tài chính xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.  Sự tham gia và hỗ trợ tích cực từ các tổ chức tài chính xanh và ngân hàng tạo nhiều động lực cho các DNNVV.
Tạo chuỗi liên kết
Phó Cục trưởng Cục XTTM Hoàng Minh Chiến đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật của ITC trong quá trình triển khai các hoạt động. Văn phòng được thành lập thể hiện sự cam kết mạnh mẽ từ Cục XTTM nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy thương mại bền vững. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng ITC lên kế hoạch tiếp tục huấn nâng cao hơn nữa chuyên môn của các chuyên gia, đào tạo thêm đội ngũ chuyên gia ở các tỉnh thành, đảm bảo việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trên thực tế.
Phó Cục trưởng Cục XTTM Hoàng Minh Chiến.
Thực tế cho thấy, các DNNVV thường thiếu thông tin về các tiêu chuẩn bền vững tự nguyện, như chi phí chứng nhận, quy trình và yêu cầu của các tiêu chuẩn bền vững. Green to Compete Hub hỗ trợ các DNNVV thông qua việc lựa chọn tiêu chuẩn bền vững tự nguyện, xác định quy trình cải thiện, phân tích chi phí - lợi ích sẽ giúp DNNVV đưa ra quyết định đúng đắn.
Với sứ mệnh cam kết mang lại sản phẩm chất lượng cao và có giá trị cho khách hàng trên toàn thế giới, theo Giám đốc Công ty Hanfimex Phùng Văn Sâm, doanh nghiệp không ngại khó khăn để đầu tư vào vùng trồng hữu cơ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn hơn tiếp cận được nhiều thị trường khó tính, nâng cao khả năng chống chịu của câu trồng với thời tiết, khí hậu và sâu bệnh, đặc biệt giúp xây dựng uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hanfimex được tham gia hợp phần Tiết kiệm nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn do GreentoCompete Hub hỗ trợ sẽ có những cải tiến giúp giảm chi phí tài nguyên điện, tiết kiệm tài nguyên nước. Doanh nghiệp cũng quyết định đầu tư vào năng lượng mặt trời cho nhà máy hiện tại và áp dụng các giải pháp tiết kiệm nguồn tài nguyên khi xây dựng nhà máy mới.
CEO Công ty VINASAMEX Nguyễn Thị Huyền chia sẻ, doanh nghiệp đã định hướng phát triển bền vững ngay từ những ngày đầu thành lập. Doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất và xuất khẩu thành công các sản phẩm quế hồi hữu cơ từ Việt Nam với số lượng trên 3.000 hộ nông dân với sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số và những người khuyết tật, người yếu thế.
“Chúng tôi rất phấn khởi được tham gia hợp phần Tiết kiệm nguồn tài nguyên và sản xuất tuần hoàn của ITC và Cục XTTM tổ chức. Hiện tại, rác ở nhà máy được phân loại, không dùng than đốt lò hơi mà dùng lá quế đã chưng cất tinh dầu, khí và nước trước khi thải. ra môi trường phải được lọc sạch. VINASAMEX sẵn sàng triển khai các phương án hướng đến việc phát triển bền vững, tiết kiệm nguồn tài nguyên như điện, nước và bảo vệ môi trường” - nữ doanh nhân khẳng định.
Một trong những điều làm nên sự khác biệt chính là phương pháp triển khai hoạt động của Green to Compete Hub Việt Nam đó là Quy trình hỗ trợ DNNVV chứng nhận tiêu chuẩn bền vững tự nguyện từ các công ty đã và đang tham gia chương trình gồm: Công ty CP Tập Đoàn Hanfimex Việt Nam (Hanfimex), Công ty CP Sản phẩm sinh thái (COZY), Công Ty TNHH ScanCom Việt Nam (Scancom)...