Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng 28 nhà máy xử lý nước thải cho các đô thị thuộc lưu vực sông Cầu

KTĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Cầu đến năm 2030.
Phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ diện tích lưu vực sông Cầu (khoảng 6.030 km2) thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương và một phần Hà Nội (huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh). Lưu vực sông Cầu là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.
 
Toàn lưu vực có khoảng 2.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 200 làng nghề nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải còn hạn chế, là một trong những yếu tố dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
 
Quy hoạch dự kiến xây dựng 28 nhà máy xử lý nước thải cho các đô thị thuộc phạm vi lưu vực sông Cầu, trong đó xây dựng tại thị xã Bắc Kạn 2 nhà máy; TP Thái Nguyên 4 nhà máy; đô thị Vĩnh Phúc 5 nhà máy; TP Bắc Giang 3 nhà máy; TP Bắc Ninh 2 nhà máy; TP Hải Dương 3 nhà máy; TP Hà Nội 9 nhà máy.
 
Ước tính vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước (bao gồm hệ thống thoát nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải) trong phạm vi lưu vực sông Cầu đến năm 2020 khoảng 30.100 tỷ đồng, năm 2030 khoảng 43.700 tỷ đồng.
 

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

10 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3984/UBND-NNMT (ngày 8/7) yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện Kế hoạch số 366/KH-UBND ngày 13/12/2024 nhằm đổi mới toàn diện công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bằng phương tiện cơ giới, hiện đại.

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

10 Jul, 08:10 AM

Kinhtedothi - Từ tháng 7/2025, mô hình chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành với thẩm quyền mới trong lĩnh vực môi trường. Chính quyền địa phương vốn đang “bế tắc” khi triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, nay được tạo thêm đòn bẩy mới. Liệu điều này sẽ trở thành bước ngoặt, giúp phá vỡ khó khăn tồn đọng lâu nay?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ