Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Kinhtedothi- Ngày 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối giao thương Quốc tế năm 2023. Đây là một trong 18 hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

Hội nghị kết nối giao thương quốc tế năm 2023 là sự kiện nhằm xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk năm 2023 và thời gian tới.

Đây cũng là dịp để Đắk Lắk quảng bá, kết nối, xúc tiến tiêu thụ cà phê đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và OCOP của tỉnh nói riêng và các địa phương nói chung.

Toàn cảnh Hội nghị kết nối giao thương Quốc tế năm 2023.

Sự kiện cũng là dịp để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các địa phương, thương lái có cơ hội tiếp xúc, tăng cường hiểu biết, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao lưu và mở rộng hợp tác trong tiêu thụ cà phê của tỉnh.

Từ đó góp phần đẩy mạnh tiêu thụ và nhận diện cà phê Buôn Ma Thuột đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát triển sản xuất cà phê bền vững, nâng cao giá trị, thu nhập và đời sống của người nông dân trồng cà phê.

Các đơn vị sản xuất, xuất khẩu cà phê giới thiệu sản phẩm đến đối tác trong và người nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cho biết: Cà phê từ Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hơn 70 thị trường trên toàn cầu, với sản lượng 429.065 tấn (niên vụ 2021-2022), kim ngạch xuất khẩu là hơn 819 triệu USD, chiếm 21% giá trị xuất khẩu cà phê của quốc gia. Hội nghị kết nối giao thương năm nay là hoạt động mới nhằm quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và nâng tầm ngành cà phê Việt Nam lên vị thế mới.

Cũng theo ông Hà, hoạt động kinh doanh, xuất khẩu nông sản hay mặt hàng cà phê nói riêng hiện nay không chỉ là câu chuyện buôn bán thông thường về giá cả hay hương vị, mà còn thể hiện rằng giá trị cà phê, nông sản Việt đã và đang vươn xa, tiếp cận được đến những miền đất mới.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, tiềm năng và nguồn lực trong xuất khẩu cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn rất lớn. Các ngành chức năng và doanh nghiệp địa phương cần phải đưa ra các giải pháp thích hợp như tăng cường hỗ trợ cho các hộ nông dân, các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tham gia thảo luận tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Liên kết toàn cầu - TP Hồ Chí Minh cho biết sự trăn trở của nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến nông sản nói chung và cà phê nói riêng tại Đắk Lắk nhiều năm qua là làm cách nào để nông sản Đắk Lắk “cất cánh”, tuy nhiên chưa có yếu tố phát triển mang tính bền vững.

Bộ Công Thương cũng như tỉnh Đắk Lắk cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tập trung nghiên cứu đầu tư chế biến sâu, có sự khác biệt để tạo ra các dòng sản phẩm đa dạng hơn để phục vụ thị trường, nhất là cà phê - thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk.

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm cà phê.

Thông qua hội nghị, các nhà nhập khẩu nước ngoài cùng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đã có dịp gặp, trao đổi hợp tác với nhau; các chuyên gia, nhà xuất khẩu, nhập khẩu trình bày nhiều tham luận về tiềm năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Ông Han Tao - Tổng giám đốc Công ty Hekou Sutao Trading có trụ sở tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) bày tỏ hy vọng mong muốn tăng cường giao lưu, hợp tác kinh tế thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là tìm hiểu thêm về các doanh nghiệp trồng cà phê và sản xuất các sản phẩm từ cà phê cũng như các vườn sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh và các nhà máy đóng gói tại Việt Nam.

Tại hội nghị, các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác về sản xuất, cung ứng các mặt hàng nông sản, đặc biệt là cà phê.

Xây dựng vị thế vững chắc cho cà phê Buôn Ma Thuột

Xây dựng vị thế vững chắc cho cà phê Buôn Ma Thuột

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ