Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xây dựng phong trào toàn dân tham gia chống “giặc” lửa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lực lượng cảnh sát PCCC tích cực dập lửa trong vụ cháy cây xăng tại số 2b, phố Trần Hưng Đạo.

Năm 2015 sẽ là năm đột phá của lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) trong công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng chống cháy nổ. Đó là khẳng định của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an nhân Ngày toàn dân PCCC (4/10).

 
Lực lượng cảnh sát PCCC tích cực dập lửa trong vụ cháy cây xăng tại số 2b, phố Trần Hưng Đạo.
Kinhtedothi - Lực lượng cảnh sát PCCC tích cực dập lửa trong vụ cháy cây xăng tại số 2b, phố Trần Hưng Đạo.
9 tháng qua, trên toàn quốc đã xảy ra 1.552 vụ cháy, làm 55 người tử vong, 119 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 921,807 tỷ đồng. Nguyên nhân các vụ cháy được xác định do sự cố hệ thống điện, thiết bị điện là 620 vụ (chiếm 39,9% tổng số vụ cháy). Sơ xuất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt là 346 vụ. Các nguyên nhân khác như sự cố kỹ thuật, vi phạm quy trình, quy định an toàn PCCC, TNGT và do tự cháy… là 161 vụ. Còn lại 425 vụ cháy chưa xác định được nguyên nhân.Đại tá Đoàn Hữu Thắng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho biết: Tình hình cháy nổ so với cùng kỳ năm 2013 có giảm về số lượng nhưng lại tăng mức độ thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ý thức của người dân trong công tác này còn nhiều hạn chế. Sự lơ là, sơ xuất trong việc sử dụng lửa, thiết bị tiêu thụ điện, hay sự tùy tiện sắp xếp hàng hóa lấn chiếm diện tích lối thoát nạn hoặc không trang bị đầy đủ dụng cụ và các phương án thoát nạn theo yêu cầu nên khi xảy ra sự cố, việc thoát nạn là hết sức khó khăn. Thời gian tới, tình hình cháy vẫn diễn biến rất phức tạp do nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa chưa quan tâm đầu tư đúng mức và chặt chẽ các quy định về công tác an toàn PCCC; khả năng phát hiện và xử lý tình huống cháy ban đầu của lực lượng PCCC tại chỗ và của người dân còn rất yếu, đặc biệt nguy cơ cháy trong các khu công nghiệp, chợ, nhà cao tầng... đang tiềm ẩn ở mức độ cao.

Để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống cháy nổ, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã tích cực đổi mới phương pháp tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC. Theo Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH Đoàn Việt Mạnh: Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn CNCH cho 80% cán bộ, chiến sĩ tại Singapore, từ năm 2012 đến nay, Cục đã tổ chức 18 lớp tập huấn CNCH cho Thủ trưởng các ban ngành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các quận, huyện, thị xã. Sau đó, nhân rộng đến các khu dân cư, hướng đến mục tiêu "Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống giặc lửa". Trong thời gian tới, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH sẽ phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Xây dựng) tổ chức một chương trình tuyên truyền thiết thực về công tác PCCC và CNCH, để công tác phòng chống cháy nổ được hiệu quả hơn.

 
Nhằm phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC đến các cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn TP, mới đây UBND TP Hà Nội đã có Kế hoạch 170/KH-UBND triển khai thực hiện. Theo đó, TP xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và UBND các cấp nhằm phòng ngừa cháy, nổ, đảm bảo an toàn về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Củng cố, kiện toàn tổ chức, thành lập đội dân phòng ở cấp xã, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành theo quy định của Luật PCCC; đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình hiện nay. Tập trung mở các đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên toàn địa bàn TP Hà Nội các quy định pháp luật về PCCC và CNCH.