Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng: “Thực tế, không ít doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân) làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì”, chụp giật, trốn thuế, đầu tư tràn lan, tìm mọi cách kiếm lời trước mắt, bằng mọi giá… Chính vì thế, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp không còn là chuyện trên bàn giấy, sách vở mà bắt nguồn từ chính thực tiễn một cách gay gắt, thời sự. Đây cũng là một yêu cầu “sinh tử”, cơ bản đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới CNH, HĐH đất nước”.... Chĩnh vì vây, cần phải có một hiệp hội xây dựng và thiết lập một hệ thống các mô hình văn hóa doanh nghiệp, chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp một cách khoa học, nhất quán, kiên trì và phù hợp với văn hóa Việt Nam. Muốn vậy, cần có một tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện. Tổ chức này có khả năng tập hợp được các lực lượng xã hội am hiểu về kinh tế, doanh nghiệp và văn hóa, đó là các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế, các doanh nhân, các nhà hoạt động văn hóa văn nghệ… Do đó, một tổ chức xã hội mang tên “Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
KTĐT - Sáng 4/7, đã diễn ra hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và phát triển bền vững” do Ban vận động Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Lý luận phê bình văn hóa nghệ thuật T.Ư tổ chức.
Từ năm 1986 đến nay, cùng với những chính sách mở cửa, tự do về kinh tế, hàng chục vạn doanh nghệp lớn, vừa và nhỏ của tất cả các thành phần kinh tế đã ra đời và hoạt động. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục đứng vững và phát triển thì không ít doanh nghiệp đổ vỡ… Thực tiễn chỉ ra rằng, nguyên nhân của những thất bại đó là do năng lực, trình độ kinh doanh và cả nguyên nhân sâu xa là văn hóa kinh doanh.