Xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ sẽ được gộp chung thành loại hình taxi
Theo Bộ Giao thông Vận tải, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, vận tải khách đường bộ có 5 loại hình gồm vận tải khách tuyến cố định, taxi, xe buýt, xe hợp đồng và du lịch.
Năm 2016, sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe đã tạo ra sự cạnh tranh sôi động chưa từng có trong lĩnh vực vận tải khách bằng xe dưới 9 chỗ. Cùng với sự gia tăng chóng mặt về số lượng phương tiện, điều kiện kinh doanh đối với loại hình tương đồng với taxi này cũng được cho là thiếu công bằng so với taxi truyền thống.
Trong khi taxi phải chịu các quy định rất chặt chẽ về giá cước, nhận diện phương tiện, số lượng xe, nghĩa vụ thuế và trách nhiệm với người lao động thì loại hình vận tải sử dụng hợp đồng điện tử lại không phải chịu các quy định này.
Đến năm 2020, trải qua gần 5 năm soạn thảo với 12 lần sửa đổi, Nghị định 10 thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được ban hành, trong đó xác định các hãng gọi xe công nghệ là đơn vị kinh doanh vận tải; doanh nghiệp taxi truyền thống và công nghệ được quyền lựa chọn loại hình kinh doanh.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Nghị định 10 vẫn chưa giải quyết dứt điểm các bất cập hiện nay giữa hai loại hình. Theo lãnh đạo Vụ Vận tải, việc cùng là xe dưới 9 chỗ, cùng chở khách, cùng tính theo km nhưng lại chịu hai điều kiện quản lý khác nhau là không hợp lý, không công bằng.
Để giải quyết thực trạng nêu trên, trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi vừa được trình Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phân loại kinh doanh vận tải hành khách bao gồm: Vận tải khách tuyến cố định, taxi, xe buýt, xe hợp đồng và loại hình kinh doanh vận tải khách mới.
Theo đó, loại hình xe du lịch được ghép với xe hợp đồng. Xe hợp đồng chỉ có sức chứa từ 9 chỗ trở lên. Tất cả xe dưới 9 chỗ được ghép chung lại thành loại hình xe taxi. Việc này để tránh tình trạng có 2 quy định riêng đối với 2 loại hình dịch vụ có cùng bản chất là xe taxi và xe dưới 9 chỗ kinh doanh theo hợp đồng.

Lượng khách tăng đột biến, sân bay Tân Sơn Nhất thiếu taxi
Kinhtedothi - Trong ngày 5/2 (tức mùng 5 Tết), lượng khách qua Sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục tăng cao kỷ lục. Đặc biệt, là khách từ các chuyến bay đến tăng đột biến khiến khách khó gọi taxi, có người phải chờ 1 - 2 tiếng mới có xe về nhà.

Sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập, taxi đua nhau “hét giá”
Kinhtedothi - Ngày 7/2 (tức mùng 7 Tết), lượng hành khách đáp chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Khó bắt taxi, xe công nghệ, nhiều hành khách than thở vì bị “chặt chém” giá cao.

Khẩn trương nghiên cứu bố trí đủ xe taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất
Kinhtedothi - Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường các giải pháp nhằm hạn chế ách tắc giao thông trước nhà ga hành khách tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.