Xóa bỏ ách tắc về thể chế trong lĩnh vực văn hóa
Kinhtedothi - Bộ VHTT&DL yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc tháo gỡ các điểm nghẽn, xóa bỏ ách tắc về thể chế, phát huy sức mạnh nội sinh, tạo giá trị gia tăng cao cho sự phát triển của ngành.
Ngày 14/4, Bộ VHTT&DL có văn bản số 1556/BVHTTDL-PC gửi các đơn vị trực thuộc về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 1/4/2025 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Theo đó, Bộ VHT&DL yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, quán triệt, thống nhất xác định thể chế là động lực của sự phát triển; việc xây dựng, hoàn thiện thể chế là trọng tâm ưu tiên và là cách thức hiệu quả nhất để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật.

Luật Di sản văn hóa 2024 được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh minh họa
Bộ VHTT&DL, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tiếp tục quyết tâm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, biến “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế trở thành “đột phá của đột phá”, chuyển hóa thành cơ hội đầu tư và lợi thế cạnh tranh. Đồng thời giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy hiệu quả nguồn lực của xã hội, sức mạnh nội sinh quốc gia, tạo giá trị gia tăng cao cho sự phát triển của ngành VHTT&DL, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Đặc biệt, Bộ VHTT&DL lưu ý, các cơ quan được giao xây dựng các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật Báo chí (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản chuẩn bị hồ sơ, trình bày Tờ trình một cách khoa học. Trong đó thuyết minh đầy đủ, súc tích, rõ ràng và cần làm rõ những quy định kế thừa hoặc lược bỏ; những quy định sửa đổi, hoàn thiện; những quy định bổ sung mới; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao?...
Cùng với đó, tập trung rà soát, đánh giá các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm một số chính sách đang được triển khai có hiệu quả tốt, phát huy tác dụng để tham mưu đề xuất tiếp tục thí điểm, bổ sung giải pháp phù hợp giúp tháo gỡ các điểm nghẽn, xóa bỏ ách tắc.
Về Chương trình lập pháp năm 2025, Bộ VHTT&DL giao Cục Báo chí khi triển khai dự án Luật Báo chí (sửa đổi) cần bảo đảm chất lượng nội dung dự án, thực hiện đúng quy định về điều chỉnh tiến độ, rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản
Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Đào tạo khi soạn thảo dự án Nghị quyết của Quốc hội về đào tạo các ngành, nghề chuyên môn đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật cần tập trung toàn lực phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và của Quốc hội để thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục, bảo đảm trình Quốc hội đúng hạn, có chất lượng tốt nhất.
Theo Bộ VHTT&DL, với chức năng, nhiệm vụ là một Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hiện nay đang có 11 Luật điều chỉnh 8 lĩnh vực, 55 Nghị định đang trực tiếp điều chỉnh các lĩnh vực của ngành VHTT&DL như: Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Luật Thư viện, Luật Quảng cáo, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Du lịch, Luật Thể dục thể thao… Cùng với đó, hiện đang có trên 200 Thông tư của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ban hành để quy định chi tiết các Luật, nghị định và nhiều Thông tư trong đó ban hành để quy định các biện pháp quản lý Nhà nước cần thiết cho công tác quản lý của ngành VHTT&DL.
Năm 2024, Bộ VHTT&DL đã chủ trì xây dựng 2 Dự án Luật là Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo; 1 Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Trong đó, Luật Di sản văn hóa và Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngay trong Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cũng đã được Quốc hội cho ý kiến và dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới.

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 723/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa.
-1743684490.jpg)
Bảo vệ, tránh để mai một, thất lạc di sản văn hóa
Kinhtedothi - Bộ VHTT&DL đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di vật, cổ vật; kho bảo quản di sản tư liệu; di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác và hướng dẫn việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, làm biến dạng, hủy hoại di sản
Kinhtedothi - Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa gồm các quy tắc ứng xử chung và 5 quy tắc cụ thể nhằm ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực, làm biến dạng, hủy hoại di sản.