Trong khoảng hai thập niên 1970 và 1980, cái tên “Thung lũng Silicon” tại Mỹ đã nói lên sự thống trị ấy, với sự hiện diện của rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu, mà sức mạnh lớn nhất tập trung vào công nghệ vi tính và công nghệ bán dẫn. Các nước khác cũng đã vào cuộc đua thu hút nhân tài công nghệ quyết liệt.
Thảm đỏ của SingaporeChính phủ vừa bắt đầu chương trình visa đặc biệt với mục tiêu thu hút 500 nhân tài công nghệ từ khắp nơi trên thế giới về làm việc tại đó, một trong những nước phát triển hàng đầu thế hiện nay. Chương trình Tech.Pass này sẽ cho phép các ứng cử viên nộp đơn tham gia bắt đầu từ tháng 1/2021, tờ Bloomberg đưa tin ngày 12/11/2020.Visa Tech.Pass có thời hạn 2 năm và không dành cho cấp trung vì Singapore không muốn nhân tài công nghệ thế giới lấy mất công việc của người Singapore, nên chỉ dành cho doanh nhân và chuyên gia kỹ thuật có thành tích cao, là những người có khả năng giúp Singapore thực hiện mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ tầm thế giới.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, ông Chan Chun Sing, được Bloomberg trích lời: “Tech.Pass sẽ bổ sung nhiều nhân sự quan trọng, những tài năng công nghệ cho Singapore và tạo ra hiệu ứng động lực nhằm củng cố hơn nữa vị thế của chúng tôi là một trung tâm công nghệ hàng đầu trong khu vực”. Các ứng viên cho chương trình Tech.Pass phải đáp ứng ít nhất hai trong ba yêu cầu: Lương tháng tối thiểu 20.000 đô la Singapore (tương đương 340 triệu đồng); có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong việc lãnh đạo một công ty công nghệ đã được định giá hoặc có giá trị thị trường tối thiểu 500 triệu USD; tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong việc phát triển một sản phẩm công nghệ với ít nhất 100.000 người dùng hàng tháng, hoặc ít nhất 100 triệu USD doanh thu/tháng.Theo trang web Tech Wire Asia, Singapore hiện đang sử dụng khoảng 200.000 nhân sự công nghệ và cần thêm khoảng 60.000 nữa trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của đảo quốc chỉ có thể cung cấp khoảng 2.800 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm. Và hiện nay, dân số Singapore chỉ khoảng 5,8 triệu (số liệu tháng 11/2020).Vì nhu cầu lớn đó, Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng phụ trách Sáng kiến Quốc gia lĩnh vực CNTT của Singapore chỉ ra: “Nếu bạn là một lập trình viên, một nhà thiết kế UX [thiết kế trải nghiệm người dùng] hoặc một chuyên gia về lập trình, trí tuệ nhân tạo... hoặc bạn có thể làm ra robot, bạn sẽ không thiếu việc làm”.Chương trình “Chuyển đổi quốc gia thông minh” của Singapore đã biến quốc đảo thành nơi đặt văn phòng quan trọng của các các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, thành cái tên hấp dẫn cho các tài năng công nghệ toàn cầu.Make in Vietnam: Đà Nẵng và mục tiêu “Thung lũng”Trong chương trình phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với tên gọi “Make in Vietnam”, ngành CNTT & Điện tử Viễn thông đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Đặc biệt, Đà Nẵng đặt mục tiêu sẽ trở thành một “Thung lũng Silicon” ở khu vực Đông Nam Á.Việt Nam đã và đang hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá cho các khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao tại các trung tâm kinh tế trọng điểm trong cả nước, đặc biệt là Đà Nẵng.Chính quyền Đà Nẵng đang cùng với các cơ quan trung ương xây dựng hệ sinh thái số, ưu tiên thu hút các dự án FDI công nghệ cao, xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố môi trường” và là điểm đến đắt giá thu hút các tập đoàn công nghệ toàn cầu.Ông Onose Takahisa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng - nhận xét tại Hội nghị xúc tiến đầu tư ICT (công nghệ thông tin - truyền thông) Nhật Bản vào Đà Nẵng ngày 30/9 vừa qua rằng, còn một số rào cản khi đầu tư vào đây như ngành công nghệ phụ trợ chưa phát triển, thiếu nguồn kỹ sư CNTT, thiếu văn phòng phù hợp và mạng lưới giao thông công cộng chưa hoàn thiện, liên kết vùng còn yếu. Do đó Đà Nẵng cần giải quyết được một số vấn đề trước mắt về quỹ đất, nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng giao thông… để phát triển được ngành CNTT trở thành “thung lũng silicon” trong khu vực Đông Nam Á.Cả Việt Nam đang nỗ lựcTại cuộc tọa đàm “Why Việt Nam?” trong khuôn khổ Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020) được tổ chức ngày 21/10/2020 vừa qua tại Hà Nội, các khách mời đã đưa ra những khuyến nghị có giá trị thiết thực để Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp CNTT thế giới.Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuyên cho biết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, do vậy cần phát triển nhiều công nghệ mới và hệ sinh thái doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp (FDI) có thể tham gia bằng cách chuyển giao công nghệ, xây dựng nhà máy, hợp tác với doanh nghiệp trong nước để kinh doanh. Ông nhấn mạnh Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng để lựa chọn hiện nay khi đang là ngôi sao sáng trong bối cảnh u ám của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đều đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu để đầu tư nói chung, đầu tư công nghệ số nói riêng.Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn như: Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, coi công nghệ số, ICT là lĩnh vực công nghệ cao cần phát triển; hệ thống chính trị ổn định; giá cả cạnh tranh; cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao để các nhà đầu tư lựa chọn...TP Đà Nẵng đang là một khu trọng điểm công nghệ thông tin mới nổi. Bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm - Phó Giám đốc Ban Xúc tiến đầu tư, UBND TP Đà Nẵng, khẳng định: “Đà Nẵng đã vượt qua nhiều khó khăn do dịch Covid-19 đem đến, Chính quyền thành phố đã có những chính sách tốt để phát triển Đà Nẵng thành đô thị thông minh và thành phố đáng sống tại Việt Nam. Đây là thời điểm vàng để đầu tư trong lĩnh vực CNTT vào Đà Nẵng”.Nhận định về những cơ hội đầu tư vào Việt Nam, ông Nguyễn Hùng Cường - Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam cho biết: Tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp theo cấp số nhân trong thời gian qua. Việt Nam có hơn 50 triệu người dân dùng internet, số lượng tải ứng dụng, giao dịch phi tiền mặt cũng đã tăng trong thời gian này.Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia đánh giá: Việt Nam đang trở thành trung tâm công nghệ mới của thế giới, bởi Chính phủ Việt Nam đang liên tục cải thiện các điều kiện đầu tư. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đang thu hút 38 tỷ USD đầu tư, trong đó, Qualcomm mở rộng R&D và muốn đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chiến lược “Make in Vietnam” xây dựng các sản phẩm và đưa các sản phẩm ra nước ngoài.
Những nước khác nếu muốn phát triển một trung tâm công nghệ theo mẫu hình Mỹ cũng lấy lại chữ “Thung lũng” để ghép vào tên một vùng của nước đó, ví dụ: “Thung lũng Bangalore” của Ấn Độ, một cường quốc công nghệ khác. Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới, không thể ngồi yên nên đã thực hiện tham vọng biến Thượng Hải thành một “Thung lũng Silicon” mới của thế giới. Không chỉ 2 nước tỷ dân trên chạy đua, nhiều nước khác cũng muốn hình thành các “thung lũng” tương tự để nhân tài công nghệ thế giới sẽ dập dìu đổ về. Đảo quốc Singapore là một ví dụ điển hình. |