Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Xu hướng] Học vẽ tranh như là liệu pháp trị liệu tinh thần

Nguyễn Quý An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu bạn đã từng có niềm vui khi bị cuốn hút vào một dự án nghệ thuật, bạn sẽ biết các hoạt động này sẽ giúp bạn cảm thấy bình tâm và thêm cảm giác thú vị.

Vì vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi biết rằng sáng tạo nghệ thuật được xem là sự can thiệp trị liệu mạnh mẽ của các chuyên gia sức khỏe tâm thần, đặc biệt là vẽ tranh. 
Phương pháp trị liệu bằng nghệ thuật vẽ tranh
Trị liệu bằng nghệ thuật là một kỹ thuật trị liệu kết hợp các phương pháp biểu hiện sáng tạo, thường xuyên thông qua các phương tiện trực quan, như vẽ (tất cả các thể loại gồm vẽ tranh bằng sơn dầu, vẽ tranh bằng acrylic, vẽ bằng màu nước…), điêu khắc để giúp người tham gia hiểu rõ hơn về cảm xúc và hành vi của họ.
Không có một hình thức nghệ thuật nào được xác định là phương pháp phù hợp nhất với loại hình trị liệu này. Tuy nhiên, nghệ thuật thị giác là phương pháp phổ biến nhất, đặc biệt là vẽ tranh hay điêu khắc, làm gốm…
 Học vẽ tranh là một liệu pháp tốt cho sức khỏe. Ảnh: Phạm Hùng
Làm giảm căng thẳng, lo âu: Nhiều họa sĩ sẽ nói với bạn rằng không có gì nhẹ nhàng và thư giãn hơn là hòa vào dòng chảy của một bức tranh hay. Nó làm cho tâm trí của bạn khỏi các vấn đề của bạn và có thể có tác dụng làm dịu tương tự như thiền định. Liệu pháp dựa trên nghệ thuật thậm chí đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giúp mọi người đối phó với căng thẳng rằng nó trở thành một công cụ hữu ích để trị liệu tinh thần.
Giúp tăng sự đồng cảm: Một trong những hiệu ứng khác của nghệ thuật vẽ tranh là tăng sự đồng cảm. Hiệu ứng này là kết quả của sự gia tăng của dopamine xảy ra trong não của bạn khi bạn nhìn vào tác phẩm nghệ thuật và phản ứng của con người khi nhìn thấy khuôn mặt. Nói ngắn gọn, quan sát tác phẩm nghệ thuật hơi giống như trạng thái đang yêu.
Cải thiện cảm nhận giá trị bản thân: Cảm nhận về giá trị bản thân có liên quan chặt chẽ đến việc nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực. Nói cách khác, khi chúng ta đánh giá cao bản thân, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.
Liệu pháp nghệ thuật trong đó có vẽ tranh đã được sử dụng để cải thiện lòng tự trọng, làm tăng cảm nhận giá trị bản thân ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm cả những người đặc biệt dễ bị tổn thương với lòng tự trọng thấp. Ví dụ, nó đã được sử dụng để cải thiện lòng tự trọng ở những cô gái trước tuổi vị thành niên cũng như những người trong cộng đồng LGBT và những người đấu tranh với bản sắc giới.
Tạo cảm giác hạnh phúc: Có nghiên cứu cho thấy rằng, khi chúng ta quan sát thứ gì đó mà chúng ta tin là đẹp, chất dẫn truyền thần kinh dopamine nằm ở một trong những trung tâm khoái cảm của chúng ta trong não bộ sẽ được sản sinh. Thật thú vị, hoạt động não quan sát khi chúng ta nhìn vào bức tranh thực sự có thể so sánh với hoạt động não đại diện cho tình yêu! Thật tốt khi biết rằng ngoài việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của riêng bạn, cảm xúc tích cực cũng được tăng lên.
Nghiên cứu đó còn chứng minh liệu pháp nghệ thuật là một phương pháp có lợi để điều trị trầm cảm trên một phổ rộng các tính cách. Nhiều người thậm chí còn phát hiện ra niềm đam mê mới đối với nghệ thuật và ngạc nhiên trước tài năng xuất hiện một khi cảm xúc của họ được truyền vào tác phẩm nghệ thuật của họ. Chỉ trong lĩnh vực độc đáo này, các nhà trị liệu thực hiện những gì được các nhà phân tâm học truyền thống coi là nhiệm vụ khó khăn nhất: khiến những người bị trầm cảm phải chủ động thể hiện, quản lý và khắc phục các triệu chứng của họ với kết quả cuối cùng là một điều gì đó thực sự đẹp.
Cùng đi vẽ tranh dịp cuối tuần
Trong vài năm gần đây, tại các TP lớn, như TP Hồ Chí Minh, mọi người bắt đầu rủ rê nhau “cùng đi vẽ” vào dịp cuối tuần. Một buổi “đi vẽ” chỉ mất khoảng một buổi áng chừng 4 tiếng đồng hồ, tương đương một buổi đi cà phê hay đi dạo mua sắm. Các “học trò tay ngang” gần như không cần phải chuẩn bị gì trước khi đến “lớp vẽ” vì người ta đã chuẩn bị sẵn mọi thứ ở đó cho họ: Một bộ khung gắn toang trắng, bộ cọ gần chục cây cọ cơ bản, màu acrylic đầy đủ theo màu của tranh chủ đề được giới thiệu trước và “ông thầy” thường là các hoạ sĩ có kinh nghiệm hoặc các bạn sinh viên mỹ thuật có tay nghề tốt. Như vậy, người tham gia chỉ tốn vài trăm nghìn đồng và một buổi thời gian là có thể trải nghiệm một hoạt động nghệ thuật tương đối dễ chịu với khả năng của họ và được mang về nhà một tác phẩm vẽ vời do chính họ tạo ra.
Hình thức “lớp vẽ cuối tuần” ban đầu chỉ đơn thuần là một hoạt động giải trí mới, được tạo ra khi dân thành thị chán nản với các hoạt động cuối tuần cố hữu, nhàm chán. Trước đây, sau các ngày làm việc miệt mài, cuối tuần của chúng ta chỉ loanh quanh việc đi uống cà phê, dạo phố mua sắm, la cà quán nhậu, karaoke hát hò hay ở nhà vùi mình trong các bộ phim. Khi các lớp vẽ nghiệp dư xuất hiện, chúng ta tham gia ban đầu vì tò mò và thử sức là chính. Dần dà, chúng ta đến lớp thường xuyên hơn để kết nối, để thư giãn… cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Một lớp vẽ thông thường được tổ chức trong một không gian vừa phải, thông thoáng như ở các quán cà phê.
Tùy theo mức độ nổi tiếng của nơi tổ chức lớp mà mỗi buổi có bao nhiêu học viên tham gia. Một số lớp có thể lên đến gần 30 người, một số lớp tầm hơn 10 người nhưng thông thường số lượng học viên ở mức gần trung bình 15 người để tạo không khí nhộn nhịp và thầy có thời gian hướng dẫn nhiều cho mỗi học viên.
Các tranh chủ đề được giới thiệu cũng khá đa dạng theo nội dung, theo độ khó nhưng tinh thần chung là các tranh này luôn phải tạo được cảm xúc và cảm hứng nghệ thuật. Có nơi luôn đưa ra các tranh nhìn rất đẹp, kích thích sự hứng khởi để học viên bị thôi thúc đăng ký; có nơi chọn tranh có các nét không quá phức tạp và kỹ thuật vẽ trung bình vì đa phần tác phẩm được tạo ra tựu trung mang tính giải trí và mang tính thỏa mãn niềm vui của mỗi cá nhân.
Thời gian gần đây, xu hướng rủ rê các thành viên trong gia đình cùng đi học vẽ tranh để thêm kết nối, đặc biệt là sự kết nối về mặt cảm xúc tăng dần. Các cặp yêu đương chia sẻ thời gian với nhau; phụ huynh dẫn thêm con cái để bọn trẻ mở mang thế giới quan, trải nghiệm kỹ năng mới và tạo cơ hội “giao tiếp” giữa hai đối trọng phụ huynh và con cái vốn ẩn chứa những “mâu thuẫn ngầm”.
Phụ huynh sử dụng thời gian học vẽ này nhằm gởi thông điệp “kết bạn” đến con cái, lắng nghe và tìm hiểu suy nghĩ của bọn trẻ nhiều hơn. Do đó, không hiếm trường hợp phụ huynh - cố tình hoặc năng lực thực tế - tạo ra tác phẩm không bắt mắt bằng tác phẩm của con cái cũng giúp tăng niềm vui, tăng sự hãnh diện “con cũng có gì đó giỏi hơn ba mẹ”.
Cảm giác gần gũi, thân thiện được xây dựng và phát triển một cách tự nhiên thông qua nghệ thuật giúp các lớp học như thế này được nhiều người công nhận, hứng thú giúp loại hình này mở rộng sang nhiều tỉnh thành khác. Cảm giác luồng chảy nghệ thuật cứ lan tỏa không ngừng.
Hình thức “lớp vẽ cuối tuần” ban đầu chỉ đơn thuần là một hoạt động giải trí mới, được tạo ra khi dân thành thị chán nản với các hoạt động cuối tuần cố hữu, nhàm chán. Trước đây, sau các ngày làm việc miệt mài, cuối tuần của chúng ta chỉ loanh quanh việc đi uống cà phê, dạo phố mua sắm, la cà quán nhậu, karaoke hát hò hay ở nhà vùi mình trong các bộ phim…