Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương

Nguyên Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 27/3, Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý các dự án tồn tại, yếu kém của ngành Công Thương do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì họp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp sáng 27/3. Ảnh: Chinhphu.vn
Báo cáo về tình hình xử lý 12 dự án, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, với 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh và có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi như DAP số 1- Hải Phòng, Thép Việt Trung, các dự án còn lại đang từng bước khắc phục khó khăn.
Đặc biệt, trong số 4 dự án yếu kém của Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), dự án Đạm Ninh Bình là căng thẳng nhất. Do chi phí tài chính quá lớn. Hiện tất cả các hợp đồng tín dụng Vinachem vay đầu tư cho dự án này đang phải trả, bản thân Đạm Ninh Bình không trả được. Rót vào đạm Ninh Bình tới 6.000 tỷ đồng, gần nửa vốn điều lệ của Vinachem, khiến cho gánh nặng tài chính quá lớn đang đặt ra nguy cơ có thể làm "đổ bể" cả Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Bộ Công Thương cũng đề xuất bổ sung Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá "có rất nhiều tích cực, nhất là từ phía PVN đã hoạt động rất tích cực, quyết tâm và có những hiệu quả ban đầu. Hiện nhiều dự án đã quay lại hoạt động".
Phó Thủ tướng cũng đồng tình việc xem xét đưa dự án, DN kinh doanh hiệu quả ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ như nhà máy DAP1- Hải Phòng. Còn đối với các dự án vẫn còn vướng mắc, ông Huệ yêu cầu cần đánh giá đầy đủ thông tin, các bất cập và khó khăn trong xử lý thoái vốn… các vấn đề pháp lý tranh chấp hợp đồng... các bộ ngành liên quan cần tích cực xử lý, làm quyết liệt và dứt điểm.