Được đưa vào vận hành từ cuối năm 2017, tuy nhiên, đến đầu năm 2019 (04) bốn Ban quản trị tại các tòa nhà gồm R1, R2, R3, R4 thuộc khu A dự án Goldmark City mới được thành lập; ban quản trị khu B (khu Sapphire) ra đời sau đó nửa năm (giữa năm 2020). Tất cả các Ban quản trị đều hoạt động hợp lệ dưới sự chấp thuận của UBND quận Bắc Từ Liêm. Như tình trạng chung của nhiều dự án mới đưa vào vận hành, giữa 05 Ban quản trị và Chủ đầu tư Goldmark City đã có một số ý kiến trái chiều, những bất đồng này chủ yếu xoay quanh vấn đề Chủ đầu tư chậm bàn giao quỹ bảo trì; chậm bàn giao hồ sơ kỹ thuật vận hành tòa nhà và sử dụng sai công năng khu dịch vụ. Tuy nhiên, những vấn đề trên đã nhanh chóng được giải quyết, theo đó, sau khi có kết luận của cơ quan chức năng, chủ đầu tư dự án Goldmark City đã tự nhận thức và nhanh chóng có các biện pháp khắc phục. Cụ thể: Đối với phần kinh phí bảo trì, tại Kết luận thanh tra số 45/KL-TTr ngày 11/5/2021 ghi rõ: Chủ đầu tư đã hoàn tất việc thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì cho 5 Ban quản trị vào tháng 11/2020. Theo đó, tổng kinh phí bảo trì đối với 02 khu căn hộ đã thu là 256.837.202.206 đồng. Từ ngày 23/04/2019 đến ngày 02/03/2020, kinh phí bảo trì đã bàn giao cho khu KO1 (Khu A) là 121.692.924.902. Ngày 16/09/2020, kinh phí bảo trì đã bàn giao cho Ban quản trị nhà chung cư Sapphire khu KO2 (Khu B) là 135.144.277.304 đồng.Kết luận thanh tra số 45/KL-TTr cũng chỉ ra Chủ đầu tư và 05 Ban quản trị đã cơ bản thực hiện công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư phù hợp quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Nghị định số 30/204/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Trước đó, ngày 18/1/2021, chủ đầu tư đã có văn bản số 21/2021/TB-VH gửi Sở Xây dựng thành phố Hà Nội thông báo về việc mở tài khoản gửi kinh phí bảo trì.
Kết luận số 45/KL-Ttra ghi nhận nhiều hạng mục đã được Chủ đầu tư khắc phục |
Thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy số các dự án có tranh chấp chiếm từ 11-15% tổng dự án. Đơn cử tại Hà Nội có 845 (cụm, tòa) chung cư thương mại thì có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện. Tại TP.HCM, trong số 935 chung cư cao tầng, 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau.Nhìn chung, các bất đồng chủ yếu xoay quanh các vấn đề như sở hữu chung - riêng, cách xác định diện tích căn hộ và chuyển giao phí bảo trì chung cư. Một số ít các dự án liên quan đến vấn đề phí dịch vụ, “sổ hồng” của căn hộ,… |