Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định này là cần thiết, nhưng không dễ để triển khai rộng rãi.
Xử lý còn bất cậpKhi tham gia giao thông, mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật, không thể cứ xe to phải đền xe nhỏ, bất kể đúng sai. Từ đó, có thể khẳng định, việc Bộ Luật Hình sự mở rộng đối tượng phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, việc xử lý vấn đề này được dự báo sẽ đối mặt với muôn vàn khó khăn.Còn nhớ, đầu năm 2016, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội đã tổ chức ra quân xử lý người đi bộ vi phạm các quy định của luật giao thông. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, chiến dịch này nhanh chóng rơi vào quên lãng. Bởi khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan chức năng xử lý với số lượng rất lớn người vi phạm, trong khi đó, chế tài xử lý, đặc biệt với những trường hợp không mang theo giấy tờ, không mang theo tiền còn nhiều bất cập.
Bỏ qua sự tồn tại của cầu bộ hành, người đi bộ vẫn thản nhiên di chuyển dưới lòng đường. (Ảnh chụp tại phố Chùa Bộc, đoạn qua Học viện Ngân hàng). Ảnh: Công Trình |
Theo Khoản 3, Điều 260 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, người nào tham gia giao thông vi phạm các quy định làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 7 – 15 năm. Theo Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, từ ngày 1 – 24/2/2016 (đợt cao điểm ra quân xử lý người đi bộ vi phạm luật giao thông), đơn vị này đã kiểm tra, xử lý 542 trường hợp vi phạm, phạt thành tiền hơn 38 triệu đồng. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu: Sang đường không đúng nơi quy định (288 trường hợp); mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông (82 trường hợp); đi không đúng phần đường quy định (67 trường hợp)… |