Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt mốc 40 tỷ USD

Kinhtedothi - Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong hơn 20 năm qua đã tăng đáng kể. Và với tốc độ tăng hiện nay, kỳ vọng sẽ sớm đạt mốc 40 tỷ USD trong thời gian ngắn tới đây.
Nếu trước 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ phải mất 6 năm mới vượt qua 1 tỷ USD, thì năm 2002, 2003 chỉ sau một năm đã vượt qua mốc 2 tỷ USD và 3 tỷ USD. Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã vượt qua mốc 10 tỷ USD. Năm 2015 đạt 33,5 tỷ USD, và đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam có một thị trường vượt qua mốc 30 tỷ USD. Năm 2015, xuất khẩu sang Mỹ đã chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng may mặc của Công ty may 10 đã có thị trường tại Mỹ. Ảnh Thanh Hải
Hàng may mặc của Công ty may 10 đã có thị trường tại Mỹ. Ảnh Thanh Hải
Trong nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2015 có 21 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, với 8 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thủy sản…). Một số mặt hàng khác kim ngạch tuy chưa lớn, nhưng lại chiếm tỷ trọng cao trong mặt hàng xuất khẩu đó của Việt Nam như: Phương tiện vận tải và phụ tùng; hạt điều; cà phê; hạt tiêu... Trong tổng số 23 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên, thì riêng thị trường Mỹ đã có 8 mặt hàng.

Việc xuất khẩu sang Mỹ có một số điểm cần lưu ý. Quy mô nhập khẩu của Mỹ rất lớn (trên 2,8 nghìn tỷ USD), trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào đây mới chiếm 1,3%. Tuy nhiên, đó là tổng số, nhưng đối với một số mặt hàng (như hải sản, dệt may...), nếu đạt đến một quy mô lớn nhất định, có giá cả thấp hơn nhiều so với sản phẩm sản xuất nội địa ở Mỹ thường dễ bị Mỹ cản trở bằng hàng rào kỹ thuật, như thuế chống bán phá giá. Do vậy, cần tránh “bỏ trứng vào một giỏ”; các DN Việt Nam cũng tránh cạnh tranh lẫn nhau bằng việc hạ giá xuất khẩu; phải có sự chuẩn bị để chứng minh việc không bán phá giá.

Bên cạnh đó, trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam giữ vị thế xuất siêu liên tục, ngày một tăng và ở mức khá lớn (năm 2015 là năm mà Việt Nam xuất siêu vào một thị trường vượt qua mốc 25 tỷ USD). Mỹ đã là đối tác lớn và toàn diện của Việt Nam về ngoại giao, đầu tư, thương mại, du lịch và nhiều mặt khác và sẽ là đối tác chủ chốt nhất trong 12 thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là những lợi thế mà DN trong nước cần tận dụng để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sáp nhập là cơ hội để Quảng Ngãi bứt phá

Sáp nhập là cơ hội để Quảng Ngãi bứt phá

08 Jul, 02:09 PM

Kinhtedothi-Tiếp xúc cử tri Quảng Ngãi sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh: việc sáp nhập không chỉ là tái cơ cấu bộ máy mà là cơ hội vàng để phát triển toàn diện.

Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra: Hành trình kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin

Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra: Hành trình kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin

08 Jul, 12:28 PM

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Biên tập Báo Thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra kêu gọi, “hãy cùng nhau lan tỏa những hình ảnh cao đẹp, những câu chuyện lay động và chân thật nhất, để Cuộc thi thực sự trở thành một hành trình “kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ