Xúc tiến thương mại cần có tầm nhìn dài hạn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chiều ngày 6/7, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Hoạt động xúc tiến thương mại cần được đổi mới, có tầm nhìn dài hạn, trọng tâm trọng điểm, trong đó tập trung hỗ trợ đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và trong nước là gắn với thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

 
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Kinhtedothi - Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao vai trò, kết quả hoạt động cũng như sự trưởng thành vượt bậc của Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) về năng lực, kỹ năng, tính chuyên nghiệp. Cục đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Bộ Công Thương giao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của DN. Đặc biệt, là việc xây dựng, tham mưu cho cấp có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; trực tiếp triển khai khoảng 2.200 đề án, thu hút 44.200 lượt doanh nghiệp tham dự với doanh số ký hợp đồng xuất khẩu trên 10 tỷ USD; cấp đăng ký và quản lý, giám sát chặt chẽ trên 4.000 chương trình khuyến mại, gần 400 hội chợ triên lãm…

Phó Thủ tướng cũng mong muốn Cục XTTM thời gian tới phát huy kết quả, tiếp tục là cơ quan giúp Chính phủ, Bộ Công Thương xây dựng các cơ chế, chính sách hiệu quả hơn thúc đẩy các hoạt động XTTM trong và ngoài nước. 

Chương trình XTTM quốc gia với 3 mục tiêu chính là XTTM định hướng xuất khẩu, XTTM thị trường trong nước và XTTM miền núi, biên giới, hải đảo. Theo thống kê, các hoạt động thuộc Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2010 - 2014 đã thu hút hơn 21.000 lượt doanh nghiệp tham gia, các doanh nghiệp đã trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với tổng trị giá hợp đồng xuất khẩu hàng hóa và doanh số bán hàng đạt trên 1.000 tỷ đồng và gần 5,3 tỷ USD.

Chương trình Thương hiệu quốc gia - một chương trình XTTM dài hạn của Chính phủ nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua các thương hiệu sản phẩm uy tín, chất lượng - mặc dù nguồn lực còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, nhưng đã được triển khai một cách hiệu quả. Năm 2014, kỳ lựa chọn lần thứ 4 kể từ năm 2008, Chương trình đã xác định được 63 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia. Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn của nền kinh tế, 63 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia vẫn tăng trưởng mạnh, đóng góp tích cực cho xã hội: năm 2013, nộp ngân sách trên 25 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 90 nghìn lao động và xuất khẩu trên 17 nghìn tỷ đồng.