Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 15/7, nhân kỷ niệm 71 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 1/7/2019), Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội phối hợp với báo Kinh tế & Đô thị tổ chức buổi Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội và được cập nhật trực tuyến trên báo điện tử Kinh tế & Đô thị.

Các khách mời chụp ảnh lưu niệm.
Về Ban Thi đua khen thưởng TP Hà Nội có ông Nguyễn Công Bằng - Trưởng Ban thi đua khen thưởng TP Hà Nội . Cùng các đồng chí lãnh đạo các phòng nghiệp vụ của Ban thi đua khen thưởng TP Hà Nội.
Về phía khách mời có ông Nguyễn Mạnh Hoạt - Tổ dân phố số 7, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm; bà Phan Thị Phúc - Tổ dân phố 13, phường Láng Hạ, quận Đống Đa; ông Lưu Viết Thục - Thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì; chị Lê Hoàng Phương - Trưởng Nhóm tình nguyện thu gom rác thải điện tử tại nhà.
Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức cho biết: "Hàng năm, báo Kinh tế & Đô thị vẫn tổ chức các chương trình tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt nhằm tôn vinh những gương người tốt, việc tốt được phát hiện trên địa bàn TP Hà Nội.
Đây là hoạt động thường niên của báo cũng là sự hợp tác chặt chẽ giữa Báo với Ban Thi đua khen thưởng TP Hà Nội. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đồng chí Nguyễn Công Bằng cũng như các đồng chí trong ban thi đua khen thưởng TP Hà Nội đã giúp Báo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn những tấm gương lặng thầm đã luôn nêu gương về việc tốt, điển hình tiên tiến, là động lực, chất xúc tác để chúng ta có nhiều người tốt hơn, nhiều việc là tốt hơn, góp phần vào việc phát triển cho xã hội và cho TP Hà Nội. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đại biểu đã không quản đường sá xa xôi đến tham gia buổi tọa đàm trực tuyến hôm nay".
Trưởng ban Thi đua khen thưởng TP Hà Nội Nguyễn Công Bằng phát biểu tại buổi tọa đàm.
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Công Bằng chia sẻ: "Có thể nói trong những năm vừa qua, Ban Thi đua khen thưởng (TĐKT) TP đã tham mưu cho TP về việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phối hợp với các cơ quan báo chí Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, giới thiệu các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt (ĐHTT, NTVT).
Hôm nay, Ban TĐKT TP phối hợp với Báo Kinh tế & Đô thị để xây dựng Tọa đàm trực tuyến gương ĐHTT, NTVT năm 2019. Thay mặt TĐKT, Trưởng Ban TĐKT Nguyễn Công Bằng biểu dương Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức một chương trình ý nghĩa để nhân rộng phong trào, đồng thời, cảm ơn các cơ quan báo chí thời gian qua đã tích cực tuyên truyền cho phong trào thi đua yêu nước của Thủ đô.
Trong những năm vừa, TP có những đột phá về mặt kinh tế xã hội, đặc biệt thực hiện 50 năm lời di chúc của Bác, 20 năm Hà Nội nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình (1999 - 2019), Hà Nội cũng tiến tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, đây tiếp tục là dấu mốc son lớn đối với riêng Thủ đô chúng ta. Chính vì vậy, các phong trào thi đua tiếp tục được tuyên truyền rộng rãi, sâu rộng trên địa bàn TP. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, với những tấm gương sáng trong phong trào thi đua, các gương ĐHTT tiếp tục là những ngọn cờ tiêu biểu, nòng cốt trong phong trào thi đua của TP để TP ngày càng lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng những gương ĐHTT."
 Bà Phan Thị Phúc nhận được danh hiệu ''Người tốt-Việc tốt'' năm 2019.
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 5

    Tổ Dân phố số 7, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm

    Ông Nguyễn Mạnh Hoạt

  • Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 6

    Tổ dân phố 13, phường Láng Hạ, quận Đống Đa

    Bà Phan Thị Phúc

  • Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 7

    thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì

    Ông Lưu Viết Thục

  • Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 8

    Trưởng Nhóm tình nguyện thu gom rác thải điện tử tại nhà

    Chị Lê Hoàng Phương

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Ngô Hoàng Bảo (Quận Đống Đa) hỏi:
Thu gom rác thải điện tử là một việc không dễ dàng, chị cùng các tình nguyện viên (TNV) của mình đã làm gì để hoàn thành tốt các công đoạn thu gom rác? Trong quá trình thu gom rác thải, chị đã làm thế nào để vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 9
Chị Lê Hoàng Phương trả lời:
Tôi công tác ở BQL Bộ GTVT, từ khi tốt nghiệp ra trường 10 năm rồi, đến năm 2017 tình cờ được một số người bạn yêu môi trường đưa đến các buổi tọa đàm nói về môi trường, tình trạng rác thải chưa được quản lý chặt chẽ, gây nhiều ô nhiễm môi trường.
Tại đây, tôi mới thấy giật mình, cảm thấy cần làm việc gì đó dù nhỏ của cá nhân thôi để cùng nâng cao nhận thức của mọi người, cùng hành động bảo vệ môi trường. Tôi chỉ xác định hành động đơn giản nhất là đi nhặt rác, rủ một số người cùng cuối tuần nhặt rác ở các hồ, khu vui chơi trong khu vực quận của mình.
Chị Lê Hoàng Phương trả lời độc giả.
Từ đó, chúng tôi phát hiện nhiều pin cũ bị thải ra môi trường, trong đó đã từng biết rất nguy hại cho mọi người; với rất nhiều pin điều khiển điều hòa, thiết bị... vứt ra môi trường. Vì vậy, chúng tôi nảy ra ý tưởng đặt thùng thu gom pin ở nơi các thành viên trong nhóm đang công tác (Tổng cục Đường bộ, Bộ Tài chính...).
Nhưng tháng 3/2018 rộ lên thông tin cho pin vào cà phê, trong 1 tháng chỉ thu gom vài viên, nhiều người hoài nghi hành động của chúng tôi. Vì vậy, mỗi lần thu gom chúng tôi đăng bài viết lên mạng, trong đó đăng cả số điện thoại 4 thành viên: Ai có từ 5 viên pin loại bỏ thì chúng tôi có thể đến tận nhà thu gom (khu vực nội thành). Ngay trong tuần đầu, bài viết đã nhận được 1.600 lượt chia sẻ, mỗi ngày chúng tôi nhận 20 cuộc điện thoại của người cần thu gom rác điện tử, từ đó chúng tôi thu xếp đến sớm nhất.
Từ tháng 3/2018 đến nay, chúng tôi ngày càng được người dân tin tưởng, nhiều hộ còn sẵn sàng giao các đồ điện tử như tivi, đầu DVD, máy tính bảng, máy scan, linh kiện điện tử khác...

Hỗ trợ thu gom rác thải điện tử miễn phí tại nhà: Ý nghĩa lớn về bảo vệ môi trường

Nhận thấy mối nguy hại của rác thải điện tử, một nhóm bạn trẻ đã tình nguyện tới từng gia đình để thu gom miễn phí đưa về điểm xử lý của TP Hà Nội theo đúng quy trình. Được thành lập từ tháng 3/2018, nhóm tình nguyện thu gom rác thải điện tử tại nhà đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, chia sẻ của cộng đồng. (Xem tiếp)

Trước đó, chúng tôi biết đến chương trình "Việt Nam tái chế" được thành lập bởi hãng Apple và HP, năm 2017 triển khai các thùng thu gom ở Hà Nội, với 5 thùng tại Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, UBND các phường Tràng Tiền, Quán Thánh, Thành Công và Nhà văn hóa phường Nghĩa tân, hoàn toàn miễn phí cho người dân, luôn có nhân viên an ninh bảo vệ trông coi. Biết đến chương trình ý nghĩa đó, chúng tôi đã kêu gọi mọi người chủ động mang rác thải điện tử đến, nếu họ không có thời gian thì chúng tôi sẽ đến tận nhà thu gom, có chụp ảnh báo lại.
Nhóm có 4 người đều làm ở cơ quan Nhà nước nên chúng tôi chỉ tranh thủ được giờ nghỉ trưa, tối, thứ 7, Chủ nhật, nơi nào cần thu gom các thành viên sẽ phân nhau đến sao cho nhanh nhất, gần nhất với người có nhu cầu. Chúng tôi đến nhà người dân cũng tranh thủ tuyên truyền cho họ về nguy hại của pin, rác thải điện tử... có thể gây hủy hoại hệ thần kinh, não bộ đặc biệt với trẻ em; tuyên truyền về địa chỉ các thùng thu gom gần nhà họ...
Đến tháng 12/2018, ngoài thu gom rác thải điện tử, chúng tôi nhận thấy nhiều loại rác khác như rác thải nhựa, giấy bìa, sắt vụn, kim loại... Mọi người chỉ nghỉ dọn sách rác nhà mình và cứ thế thải ra môi trường, trong khi những đồ đó lại hoàn toàn có thể tái chế. Do đó, chúng tôi nhặt rác và phân ra hai loại: Loại rác vứt đi; loại rác thải điện tử như pin, nhựa... có thể tái chế.
Sau mỗi buổi đó, nhóm có trao lại cho những người đi mua đồng nát, nghĩ rằng đó là việc làm rất có ý nghĩa. Chúng tôi cũng đăng bài viết, rằng sẵn sàng đến nhà ai có nhu cầu thu gom rác, rửa sạch rồi phân ra từng túi đựng các loại riêng, cam kết mỗi túi không vứt ra môi trường, sẽ tái sử dụng trong những lần tiếp theo.
6 tháng qua, chúng tôi đã đến tận các nhà dân để thu gom, được rất nhiều người hưởng ứng; sau đó chúng tôi sẽ chuyển các loại rác phù hợp cho chương trình "Việt Nam tái chế", chương trình tái chế vỏ sữa học đường, chuyển cho các công nhân vệ sinh môi trường...
Bạn đọc Vũ Minh Hiếu (Quận Hai Bà Trưng) hỏi:
Phân luồng giao thông là một việc làm vừa khó lại vất vả và nguy hiểm. Vậy tại sao, ông lại đam mê công việc này đến thế?
Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 11
Ông Lưu Viết Thục trả lời:
Khoảng 3 năm nay, ở địa phương chúng tôi, trên đoạn đường liên thôn từ cầu Hữu Hòa đi Hà Đông, mật độ người tham gia giao thông rất đông nên đến giờ cao điểm thường xảy ra ùn tắc. Hầu như hôm nào cũng xảy ra tình cảnh chen lấn, xô đẩy nhau để giành đường đi.
Ông Lưu Viết Thục phát biểu tại buổi tọa đàm.
Cảm nhận được sự vất vả của người tham gia giao thông trên đoạn đường này, từ tháng 7/2017, tôi đã tình nguyện đứng ra phân luồng giao thông, dù trời nắng hay mưa. Làm công việc “vác tù và”, tôi cảm thấy rất vui vì giúp đỡ được mọi người tham gia giao thông thuận lợi.
Khi tôi dùng tay phần luồng giao thông, người dân ủng hộ nhiệt tình nhưng công việc này cũng rất phức tạp, đòi hỏi sự mềm dẻo, nhẹ nhàng, công bằng. Phía công an hỗ trợ tôi gậy và còi nên việc tôi tiến hành thực hiện phần luồng giao thông thuận lợi. Mỗi khi tắc đường, tôi lại đứng ra phân luồng, đảm bảo giao thông được thông suốt. Việc làm này không những được người dân yêu quý mà các cấp chính quyền cũng rất quan tâm, luôn động viên tôi.

Niềm vui của "người cảnh sát giao thông 74"

Nhắc đến ông Lưu Viết Thục, những người dân xung quanh khu vực thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì đều không khỏi thán phục. Ngay cả khi ở tuổi 74, người lính năm xưa với những điểm sùi trên cơ thể do ảnh hưởng chất độc da cam, vẫn đều đặn hàng ngày tình nguyện phân luồng giao thông trên đoạn đường liên thôn Hữu Lê. (Xem tiếp)

Bạn đọc Nguyễn Trọng An (Hà Đông, Hà Nội) hỏi:
Thưa bà, trong hơn 20 năm trở thành người mẹ hiền của những số phận bất hạnh trong "ngôi nhà hạnh phúc" CLB Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội, bà có thể chia sẻ công tác thành lập CLB thế nào? Và kỷ niệm đáng nhớ nhất đọng lại trong tâm trí bà là gì?
Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 13
Bà Phan Thị Phúc trả lời:

Tôi thấy rất vui khi có mặt trong buổi giao lưu ngày hôm nay. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Tôi đã từng làm diễn viên, rồi sau đó là giáo viên dạy nghề. Tôi cũng đã tham gia tự vệ, bắn máy bay trong thời kỳ kháng chiến... Sau này, ở thời bình, tôi công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ, làm về nghệ thuật trẻ em. Tôi được nhận Huy hiệu Vì thế hệ trẻ, là một trong 2 người được nhận Huy hiệu cao quý này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bà Phan Thị Phúc trả lời câu hỏi của độc giả tại buổi giao lưu trực tuyến.
Cho đến nay, tôi đã làm việc với trẻ em khuyết tật 20 năm ở các trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa), trường Dạy trẻ Điếc Gia Lâm, trường Nguyễn Đình Chiểu... Nơi nào có trẻ em khuyết tật tôi lại mang vé của nhà hát tặng cho các cháu, tôi cũng giành thời gian để dạy văn nghệ cho các cháu.
Đến năm 1990, tôi may mắn được dẫn một tốp 9 em, cùng hiệu trưởng trường PTCS Xã Đàn dự Festival về trẻ em ở Thụy Điển. Từ đó, tôi nung nấu ước muốn được giúp đỡ các trẻ em khuyết tật, bởi hồi đó chưa có ai làm. Tôi đã mang những kiến thức được học, mang tình yêu với con trẻ để dạy các em một cách tận tình.
Hơn 20 năm vun vén cho những bước đi "khuyết tật"

Hơn 20 năm trở thành người mẹ hiền của những số phận bất hạnh trong "ngôi nhà hạnh phúc" của câu lạc bộ (CLB) Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội, bà Phan Thị Phúc luôn cất giấu những ước muốn riêng tư để vun vén cho mỗi bước đi của những đứa trẻ khuyết tật. (Xem tiếp)

Tôi đã xuống trường Trung Tự, xung phong dạy 4 lớp khuyết tật ở đó. Đến năm 2016, Nhà trường có xây lại và đề nghị chúng tôi mượn trụ sở khác, khi nào hoàn thành sẽ mời chúng tôi quay trở lại. Mặc dù, mục đích của ngôi trường mang ý nghĩa nhân văn, giúp cho 4 thế hệ trẻ câm điếc, trẻ em mù, chậm phát triển được học tập, tuy nhiên sau đó trường cũng không gọi chúng tôi lại. Chúng tôi đã rất trăn trở về điều này...
Ở lớp câm điếc, tôi nói chuyện với các em rất thành thạo, lắng nghe tâm sự của các em và truyền đạt những mong muốn đó của các em với phụ huynh. Để dạy được trẻ em mù, tôi cũng phải nhắm mắt để học chữ nổi cùng các em.
Ở trường Nguyễn Đình Chiểu, tôi dạy kịch thoại cho các em để các em có thể ngồi với nhau diễn cảm bằng lời nói... Qua đây, tôi phát hiện ra những em có năng khiếu hát. Sau đó, tôi đề nghị Nhà hát Tuổi trẻ cử người xuống dạy những em đó, đến nay các em đã ngày càng phát triển tốt hơn, được đi biểu diễn ở nước ngoài...
Bạn đọc Đào Minh Như (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Thưa ông, từ khi sáng kiến "Ứng dụng CNTT vào quản lý dân cư ở tổ dân phố" ra đời, việc ứng dụng vào thực tiễn đã đem lại hiệu quả như thế nào cho công tác quản lý dân cư tại tổ dân phố?
Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 15
Ông Nguyễn Mạnh Hoạt trả lời:
Trong quá trình thực hiện tôi không thấy nản lòng. Khi thực hiện được 3 tháng thì tôi đã có báo cáo thử, người dân mới biết cách làm và bày tỏ sự đồng thuận. Nội dung đầu tiên là vẽ bản đồ số và trong đó thể hiện từng sơ đồ nhà, diện tích và có bao nhiêu hộ rất cụ thể. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy đều nắm được và xác định chính xác điểm xảy ra cháy.
Bên cạnh đó, chúng tôi có đầy đủ thông tin chủ hộ, lý lịch gia đình, có bao nhiêu nhân khẩu... Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc quản lý, tra cứu thông tin giữ liệu. Với mô hình này khi ứng dụng đạt hiệu quả cao, nhiều phường trong địa bàn quận đã xin nhân rộng ứng dụng vào trong quản lý.

Bí thư Chi bộ với sáng kiến quản lý dân cư qua bản đồ số

Với sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý dân cư ở Tổ dân phố", ông Nguyễn Mạnh Hoạt (SN 1947), Bí thư Chi bộ Tổ dân phố (TDP) số 7, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm đã giúp công tác quản lý dân cư của TDP hiệu quả hơn. (Xem tiếp)

Bạn đọc Nguyễn Hà Giang (Đống Đa, Hà Nội) hỏi:
Thưa ông, xuất phát từ động lực nào ông nảy sinh sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân của tổ dân phố”? và trong quá trình đưa sáng kiến vào áp dụng ông có gặp khó khăn gì không?
Tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt TP Hà Nội năm 2019 - Ảnh 16
Ông Nguyễn Mạnh Hoạt trả lời:
Trước kia ra trường phân viện nghiên cứu đầu ngành của ngành nông nghiệp. Trong 38 năm nghiên cứu tôi có nhiều công trình nghiên được Chính phủ tặng bằng khen và có 1 công trình được tặng bằng sáng chế. Nhiều công trình nghiên cứu của tôi đã được đưa vào cuộc sống.
 Ông Nguyễn Mạnh Hoạt trả lời câu hỏi của độc giả.
Bản thân tôi làm nghề nghiên cứu nên buộc phải nắm vững CNTT. Vì vậy, khi về hưu sau 3 năm, được bầu tổ trưởng tổ dân phố. Thời điểm ban đầu tôi đã rất bỡ ngỡ trong việc nắm bắt thông tin của người dân. Từ đó, tôi thiết nghĩ phải ứng dựng CNTT mình có vào việc xây dựng giữ liệu tổ dân phố nơi tôi đang sinh sống. Nhiệm kỳ vừa rồi tôi mới đề xuất ý tưởng và được chi bộ đồng ý. Tiếp đó, tôi tìm người và vận động được 1 cán bộ giảng viên dậy tại trường Mỏ địa chất làm tổ phó tổ dân phố. Trong đó, công việc là chính quản lý CNTT để xây dựng mạng giữ liệu cho tổ dân phố và hoàn thành trong 6 tháng. Tháng 9/2018, được TP khen tổ dân phố vận dụng CNTT làm dữ liệu cho tổ dân phố. Đến nay, ứng dụng đã hoàn thiện và có hiệu quả.
Ví dụ, 1 năm có bao nhiêu cháu trong tổ dân phố đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể truy cập vào ứng dụng sẽ hiển thị được thông số cụ thể, nhanh và chính xác. Nhờ đó công tác quản lý dân cư của tổ dân phố rõ ràng, minh bạch và có hiệu quả hơn, tránh được những nhầm lẫn về số liệu theo cách quản lý ghi chép sổ sách trước đây.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần