Văn hóa từ thiện - cùng bàn và làm: Bài cuối: Đổi mới để lan tỏa và hiệu quả hơn
Chương trình trao quà từ thiện của báo Kinh tế & Đô thị cho bà con tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Ngọc Tú |
Hiện có quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn một số cá nhân, tổ chức lợi dụng danh nghĩa từ thiện để tư lợi cho mình. Không có quy định nào cấm hay truy cứu trách nhiệm với cá nhân, tổ chức vận động quyên góp làm từ thiện, giúp đỡ người khác. Vì việc cứu trợ Nhân dân khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn… không chỉ là việc của Nhà nước hay tổ chức, đoàn thể nào mà cần huy động mọi nguồn lực trong dân. Cả về lý và tình, đều khuyến khích mỗi cá nhân, tập thể phát huy tinh thần tương thân, tương ái. Bằng cái tâm chính mình "Với một người có nhiều mối quan hệ tốt và rộng rãi thì khi kêu gọi việc thiện đúng nghĩa không còn là việc khó. Điều quan trọng là đem đi đâu và dùng số tiền mình đã kêu gọi được để sử dụng cho đúng mục đích, ý nghĩa. Khi mình triển khai đúng mục đích kêu gọi thì tôi tin mọi người chung tay cùng sẽ an tâm và thoải mái.Tôi nghĩ, khi tôi có khó khăn thì được mọi người chia sẻ, chìa tay cho tôi nương tựa, thì khi dư dả tôi tâm niệm cũng nên chia sẻ để giúp đỡ người thiếu thốn hơn mình. Có điều cách làm của tôi là âm thầm, lặng lẽ không quảng cáo, truyền thông, đó đơn thuần là thói quen cá nhân. Tùy theo khả năng, mỗi người sẽ có những cách làm khác nhau, nhưng quan trọng nhất phải thật sự làm từ thiện bằng cái tâm chính mình, không hề có một mục đích nào khác. Đây chính là cách gieo duyên cũng rất nhanh và hiệu quả, một trải nghiệm mà tôi đã đúc rút ra sau nhiều năm trời." - Người mẫu, diễn viên điện ảnh, doanh nhân Huỳnh Trang NhiBạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, chuyên nghiệp ở tất cả các khâu"Nhà trường chúng tôi cũng có chương trình ủng hộ miền Trung, nhưng đi qua đây, thấy báo Kinh tế & Đô thi đang kêu gọi quyên góp, tôi ghé lại tham gia. Đối với trường tiểu học Trung Tự, đây là hoạt động thường niên của cô và trò.Nói về văn hóa từ thiện, đã tham gia nhiều đoàn từ thiện đi vùng cao Quảng Ninh hay vùng bão lụt Hà Tĩnh, tôi cho rằng báo chí cần đề cập 2 chiều. Lâu nay, nhiều người chỉ quan niệm đi làm từ thiện đơn giản chỉ là việc trao cho ai đó có hoàn cảnh khó khăn giá trị vật chất hoặc tinh thần, coi đây chỉ là hành động mang tính tương tác một chiều. Nghĩ như thế là chưa đầy đủ, bản thân những người làm từ thiện cũng là người được nhận trong mối quan hệ trên - đó là giá trị về mặt tinh thần khó có thể đong đếm bằng định lượng cụ thể. Trên những chuyến xe trao yêu thương, nhận niềm vui còn rất nhiều trải nghiệm đong đầy cảm xúc mà tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh, ánh mắt sáng ngời, nụ cười tươi rói của những đứa trẻ vùng cao Quảng Ninh khi được nhận bánh kẹo, quần áo ấm, sách vở mới. Đúng như báo đã viết: “Ai cũng có thể làm từ thiện”, nhưng bắt tay vào việc mới biết để thực hiện một chuyến từ thiện và biến nó trở thành việc làm thường xuyên thì không phải là điều đơn giản. Bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, chuyên nghiệp ở tất cả các khâu từ khảo sát, quyên góp, trao quà. " - Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, trường Tiểu học Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội (Đông Hùng ghi) |