Theo đó, vào ngày 15/6 vừa qua, có tới 32 con cá voi hoa tiêu vây ngắn đã bơi vào vùng biển gần Probolinggo thuộc đảo Java khi thủy triều lên. “Đầu tiên chỉ có 1 – 2 con cá voi hoa tiêu bơi gần và hiển nhiên đối với những loại động vật như cá voi chắc chắn không sống nổi khi vào quá gần bờ”, ông Dedy Isfandi – người đứng đầu văn phòng Hàng hải và Thủy sản địa phương cho biết.
“Cá voi là loài động vật có sự liên kết cao giữa các cá thể trong bầy đàn, bởi vậy khi một con gặp chuyện, cả bầy sẽ bơi vào gần để giúp đỡ lẫn nhau, từ đó dẫn tới việc chúng bị mắc cạn”, ông Isfandi nói thêm. Khi sự việc xảy ra, ngư dân địa phương và quan chức chính phủ nước này đã cố gắng tìm cách để đưa số cá voi hoa tiêu đang mắc cạn trở về biển vào buổi đêm, nhưng tới sáng 10 con trong số bầy cá voi đã chết. Lực lượng cứu hộ đã sử dụng bạt để quấn quanh đàn voi và kéo chúng ta biển. Theo đó, có khoảng 23 nhân viên cứu hộ có mặt trên biển theo sát đàn cá để đảm bảo rằng, chúng không bị mất phương hướng và trở lại bờ. Sau khi sự việc xảy ra, các cán bộ thú y và nhà khoa học Indonesia đã tiến hành khám nghiệm xác của 10 con cá voi đã chết để tìm hiểu nguyên nhân đàn cá mắc cạn. Tuy nhiên, các quan chức ngư nghiệp nước này cho biết, rất có thể do biển động ở Ấn Độ Dương hoặc chúng ăn phải thứ độc hại. “Trong suốt thập kỷ qua, vùng biển này thường xuyên xảy ra hiện tượng cá mập voi và cá kình bị mắc cạn”, ông Isfandi cho biết.