10 kết quả nổi bật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2022

Ngọc Châu
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm 2022, toàn ngành BHXH Việt Nam đã đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích quan trọng, toàn diện trên tất cả các mặt công tác, được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các cấp, ngành đánh giá cao, người dân DN ngày càng tin tưởng, hài lòng.

Chúng ta cùng điểm lại 10 kết quả nổi bật trong năm 2022 của ngành BHXH Việt Nam.

  1. Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, thực hiện chính sách

Năm 2022, BHXH Việt Nam đã có văn bản gửi UBND 63 tỉnh, TP đề nghị phối hợp: Giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) đến cấp xã. Hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn…

Theo đó, BHXH các địa phương đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách an sinh xã hội (ASXH) tại địa phương theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Đảng.

63 tỉnh, thành phố đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
63 tỉnh, thành phố đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Đến nay đã có 63 tỉnh, TP kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn. 56 tỉnh đã đưa chỉ tiêu bao phủ BHXH và 61 tỉnh đã đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT vào Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt, nhiều tỉnh đã thực hiện hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương cho người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước.

Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, vừa thể hiện trách nhiệm chăm lo, đảm bảo ASXH cho người dân trên địa bàn.

2. BHXH Việt Nam quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển người tham gia trong bối cảnh hết sức khó khăn

Năm 2022, đại dịch Covid-19 đi qua để lại nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong công tác phát triển người tham gia của Ngành. Mặc dù trong điều kiện thực hiện hết sức khó khăn nhưng các chỉ tiêu bao phủ đều tăng so với năm 2021, hoàn thành chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ. Cụ thể, số người tham gia BHXH đạt 17,5 triệu người, đạt 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHTN đạt trên 14,3 triệu người, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHYT đạt trên 91,1 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 92,03% dân số.

Năm 2022 là năm đầu tiên BHXH Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh 190 DN tiêu biểu trên cả nước trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.
Năm 2022 là năm đầu tiên BHXH Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh 190 DN tiêu biểu trên cả nước trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.

Năm 2022 (là năm đầu tiên) BHXH Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh 190 DN tiêu biểu trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2017-2022. Đây là hoạt động thiết thực không chỉ để ghi nhận, biểu dương, kịp thời động viên các DN trong việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà còn tạo sự lan tỏa trong cộng đồng DN.

3. Quyền lợi người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN được đảm bảo đầy đủ, kịp thời

Trong năm 2022, toàn ngành đã giải quyết hơn 95 nghìn hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng. Đảm bảo chi trả kịp thời, an toàn cho hơn 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Chi trả hơn 10,9 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Gần 1 triệu người hưởng các chế độ BHTN… 151,4 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT nội trú và ngoại trú.

BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với ngành Y tế đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ, đảm bảo nguồn kinh phí KCB BHYT cho các cơ sở KCB theo Luật định.
BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với ngành Y tế đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ, đảm bảo nguồn kinh phí KCB BHYT cho các cơ sở KCB theo Luật định.

Đáng chú ý, năm 2022 có khoảng 61% số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, vượt chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1813 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Chi trả nhanh - chính xác - an toàn các khoản trợ cấp từ quỹ BHXH, quỹ BHTN đến tận tay NLĐ, người SDLĐ gặp khó khăn do dịch Covid-19

Tính đến hết ngày 31/12/2022, toàn ngành đã triển khai hỗ trợ và giảm mức đóng từ các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tới NLĐ và người SDLĐ nâng tổng số tiền hỗ trợ đạt trên 47.200 tỷ đồng, chiếm 54,3% trên tổng các gói hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ. Trong đó, có 99,3% NLĐ nhận hỗ trợ qua tài khoản ngân hàng trong tổng số trên 13 triệu NLĐ được hưởng gói hỗ trợ bằng tiền mặt từ quỹ BHTN.

Kết quả này đã giúp DN, NLĐ phục hồi sản xuất, ổn định đời sống, vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19; được xã hội, NLĐ, DN đánh giá cao. Qua đó tiếp tục khẳng định vai trò chủ động, quyết liệt, tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của Ngành trong công tác đảm bảo ASXH cho người tham gia trong bối cảnh đặc biệt khó khăn - chưa từng có tiền lệ do dịch bệnh gây ra5.

5. Tích cực đồng hành cùng ngành Y tế tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở KCB, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT

Năm 2022, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với ngành Y tế đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ, đảm bảo nguồn kinh phí KCB BHYT cho các cơ sở KCB thực hiện cung ứng các dịch vụ y tế, đem lại quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT theo Luật định.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT đem đến nhiều thuận lợi cho người bệnh, nhân viên y tế và cán bộ giám định BHYT.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT đem đến nhiều thuận lợi cho người bệnh, nhân viên y tế và cán bộ giám định BHYT.

Đáng chú ý, trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, Chính phủ đã có Nghị quyết số 144 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí KCB BHYT. Với sự vào cuộc tích cực đó, nhiều vướng mắc trong KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam đã được tháo gỡ kịp thời.

Mặt khác, ngành BHXH Việt Nam còn tích cực phối hợp với các cơ sở KCB cải tiến, xử lý các vướng mắc về thủ tục KCB bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - BHXH số” tạo thuận lợi hơn nữa cho người tham gia BHYT. Tiếp tục chuẩn hóa dữ liệu đưa lên hệ thống Thông tin giám định BHYT của Ngành nhằm quản lý quỹ BHYT ngày một hiệu quả.

Sự chủ động, quyết liệt của ngành BHXH Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở KCB tổ chức cung ứng dịch vụ y tế, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia BHYT theo quy định; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

6. Quyết liệt thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện

Hiện, toàn ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30  hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các quy trình nghiệp vụ. Với hơn 20 nghìn tài khoản trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ của Ngành. Đã xây dựng, hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu (CSDL) của trên 98,7 triệu người dân; kết nối liên thông với gần 13.000  cơ sở KCB; có khoảng trên 620 nghìn tổ chức, DN sử dụng DVC trên toàn quốc.

Hiện, toàn ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30  hệ thống ứng dụng CNTT quản lý các quy trình nghiệp vụ.
Hiện, toàn ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30  hệ thống ứng dụng CNTT quản lý các quy trình nghiệp vụ.

Hệ thống giao dịch BHXH điện tử và Hệ thống Thông tin giám định BHYT tiếp nhận khoảng 300 triệu hồ sơ giao dịch trực tuyến (trong đó có khoảng 170 triệu lượt đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT). Kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin dữ liệu với các CSDL quốc gia, chuyên ngành thông qua nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia, đến nay đã thực hiện hơn 500 triệu xác thực và chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, địa phương;…

Đây là tiền đề quan trọng cho công tác tổ chức, thực hiện chính sách trên môi trường số; là nền tảng trong việc chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ Big Data, AI nhằm mục tiêu trở thành tổ chức ASXH hiện đại của Ngành.

Khi các hoạt động của Ngành, cũng như các giao dịch của người tham gia, người dân, đơn vị, DN với cơ quan BHXH được thực hiện trên môi trường số đã giúp giảm tải tối đa thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho đơn vị SDLĐ, NLĐ; giúp DN, NLĐ dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu tham gia, thụ hưởng chính sách; nâng cao tính minh bạch của thông tin, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN;...

7. Triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ, đem tới nhiều tiện ích cho người dân, DN

Thực hiện hiệu quả Quyết định số 06 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06), BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với CSDL quốc gia về dân cư ngay từ khi CSDL quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức. Đến hết tháng 12/2022, hệ thống đã xác thực trên 71,2 triệu thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ gần 62,3 triệu lượt thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư.

Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai kỹ thuật đảm bảo từng bước sử dụng thẻ CCCD gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ BHYT giấy trong KCB BHYT, giúp người tham gia giảm thời gian, thủ tục khi đi KCB.

Triển khai thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc vân tay trên CCCD gắn chíp trong KCB BHYT và trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận “Một cửa” cơ quan BHXH, giúp người tham gia, thụ hưởng thực hiện các TTHC về BHXH, BHYT, BHTN được nhanh chóng và thuận tiện. Kết quả, cả nước đã có trên 12 nghìn cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp trong KCB BHYT (chiếm 93,8% tổng số cơ sở KCB BHYT).

Việc tích hợp, triển khai các DVC trên Cổng DVC quốc gia cũng được BHXH Việt Nam tích cực, phối hợp triển khai như: Tích hợp các DVC “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”, “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng” (từ tháng 7/2022). Liên thông và triển khai thí điểm 2 DVC “Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng”.

Theo đó, đến hết tháng 12/2022, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng DVC quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng BHTN cho gần 50 nghìn trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ. Hơn 50 nghìn lượt giao dịch gia hạn BHYT theo hộ gia đình thành công.

Với nguồn CSDL được cập nhật thường xuyên và hệ thống CNTT phủ rộng, việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam với các bộ, ngành giúp chuẩn hóa dữ liệu hiệu quả, vừa phục vụ công tác quản lý vừa phục vụ cho việc cải cách, liên thông TTHC góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, vì quyền - lợi ích của người dân, đơn vị và DN.

8. Triển khai đồng loạt các giải pháp quyết liệt thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người tham gia, Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam có Nghị quyết số 317 về việc tăng cường các giải pháp thực hiện công tác thu, giảm tiền chậm đóng năm 2022: Chỉ đạo BHXH các tỉnh thường xuyên báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về tình trạng chậm đóng của các DN trên địa bàn để lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu các DN chấp hành nghiêm việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ đầy đủ, kịp thời.

Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và BHXH Việt Nam.
Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và BHXH Việt Nam.

Tích cực phối hợp với ngành triển khai nhiều giải pháp đôn đốc, thu hồi số tiền chậm đóng hiệu quả. Trong đó, cơ quan Công an và cơ quan BHXH tại 63 tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ trong việc đôn đốc thu hồi số tiền chậm đóng, với số tiền thu hồi được trong năm đạt 500 tỷ đồng.

 Bên cạnh đó, toàn ngành tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra các đơn vị SDLĐ theo kế hoạch hoặc đột xuất. Đến hết tháng 12/2022, ngành BHXH Việt Nam đã chủ trì và phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 36.065 đơn vị. Phát hiện 74.000 trường hợp truy thu về đối tượng, mức đóng với số tiền truy thu gần 200 tỷ đồng. Yêu cầu thu hồi về quỹ BHXH, BHYT, BHTN gần 90 tỷ đồng, bằng 160% so với năm 2021.

Kết quả, năm 2022 nhờ các giải pháp quyết liệt của ngành, số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải tính lãi là trên 13 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,91% số phải thu. Có thể nói, những chuyển biến tích cực trong công tác thu hồi số tiền chậm đóng của Ngành đã mang lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ; nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật của người SDLĐ trong thực hiện chính sách.

9. Phát động, lan tỏa tinh thần nhân ái trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn

Tiếp nối truyền thống "Thương người như thể thương thân", Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã phát động “Chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn” với mong muốn nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng xã hội, đồng hành cùng CCVC ngành BHXH Việt Nam. Nhằm đảm bảo ASXH cho người yếu thế để ngày càng có nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn được tham gia BHXH, được chăm sóc sức khỏe bằng thẻ BHYT. Đồng thời góp phần mở rộng độ bao phủ, tăng số người thụ hưởng các chính sách ASXH nhân văn của Đảng, Nhà nước.

Đến hết ngày 31/12/2022 ngành BHXH Việt Nam cùng các nhà hảo tâm đã trao tặng khoảng 16.000 sổ BHXH và 120.000 thẻ BHYT cho khoảng 136.000 người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.
Đến hết ngày 31/12/2022 ngành BHXH Việt Nam cùng các nhà hảo tâm đã trao tặng khoảng 16.000 sổ BHXH và 120.000 thẻ BHYT cho khoảng 136.000 người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đến hết ngày 31/12/2022 đã có hàng ngàn DN, nhà hảo tâm tại 63 tỉnh, thành phố chung tay cùng ngành BHXH Việt Nam trao tặng khoảng 16.000 sổ BHXH và 120.000 thẻ BHYT cho khoảng 136.000 người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.

Chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn do ngành BHXH Việt Nam phát động là một hoạt động thiện nguyện hết sức ý nghĩa và thiết thực.

10. Các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của BHXH Việt Nam tiếp tục được mở rộng

Năm 2022, BHXH Việt Nam tiếp tục mở rộng, phát triển các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, từng bước khẳng định vị thế, hình ảnh của BHXH Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và trách nhiệm của Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN, Hiệp hội An sinh xã hội Quốc tế.

BHXH Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.
BHXH Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.

Trong bối cảnh các nước trên thế giới bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19, BHXH Việt Nam đã tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế với Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, các tổ chức ASXH của Châu Âu,… để tham vấn ý kiến, kinh nghiệm quốc tế về các nội dung đề xuất xây dựng sửa đổi Luật BHXH, Luật BHYT. Đặc biệt, trong tháng 5/2022, BHXH Việt Nam tham gia tháp tùng Đoàn Công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ - ASEAN tại Hoa Kỳ. Nhân chuyến công tác, BHXH Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hành động triển khai Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thực hiện BHYT với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, mở ra kỳ vọng mới trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên thời gian tới.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần