Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT và Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân. Ngoài ra, ông còn là phó giáo sư, tiến sĩ, từng là Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT, Chủ tịch Hiệp hội DN phần mềm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng các nhà DN Trẻ Việt Nam (1998 - 2005).
Năm 1988, ông Trương Gia Bình cùng với 12 nhà khoa học khác đã thành lập ra Công ty Công nghệ Thực phẩm FPT, tiền thân của Công ty Cổ phần FPT. Dưới sự dẫn dắt của ông, FPT đã trở thành Công ty CNTT và viễn thông, cung cấp dịch vụ Internet và nội dung số lớn mạnh.Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng Quản trị CMCÔng Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch VNPT. Ảnh Internet |
Nhiều năm nay, VNPT được biết đến là nhà cung cấp dịch vụ băng rộng cố định lớn nhất. Tuy nhiên, đến khi ông Trần Mạnh Hùng tiếp nhận nhiệm vụ chèo lái con thuyền VNPT đã làm cho thuê bao Internet cáp quang của nhà mạng này phát triển bùng nổ liên tục ở mức 2 con số.
Nhờ định hướng chiến lược, VNPT đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang mạnh nhất hiện nay. Bên cạnh dịch vụ Internet băng rộng cố định, ông Trần Mạnh Hùng cũng đưa VinaPhone từ một mạng có vùng phủ 3G hạn chế trở thành nhà cung cấp dịch vụ 3G có vùng phủ rộng nhất từ năm 2016.Ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch hiệp hội Internet Việt NamÔng Vũ Hoàng Liên đã có thời gian dài dẫn dắt VDC - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ, Internet của VNPT và là công ty có thị phần Internet lớn nhất tại Việt Nam.
Sau đó, ông Vũ Hoàng Liên đóng vai trò Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam. Hiệp hội này đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển Internet Việt Nam thông qua việc tư vấn phản biện, chính sách, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xu hướng phát triển Internet.Ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch VNGÔng Lê Hồng Minh - Chủ tịch VNG. Ảnh ICT News |
Ông Lê Hồng Minh là Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VNG - Doanh nghiệp Công nghệ thông tin, Internet hàng đầu tại Việt Nam. Tháng 9/2004, ông Minh cùng với các thành viên khác, sáng lập Vinagame (nay là VNG) với mô hình “khởi nghiệp sáng tạo” đầy sức trẻ và khát vọng phát triển từng “mảnh đất” trong lĩnh vực dịch vụ nội dung số mà bắt đầu với mảng “trò chơi trực tuyến” tại Việt Nam.
Mở rộng sang lĩnh vực khác, VNG tiếp tục thành công với cổng thông tin trực tuyến Zing hay Zalo, thu hút hàng chục triệu người dùng.Ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch BkavNgười sáng lập Bkav, ông Nguyễn Tử Quảng, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc (CEO). Bkav và Nguyễn Tử Quảng được biết đến từ phần mềm diệt virus cùng tên trên các máy tính từ năm 1995.
Trải qua quá trình phát triển, thương hiệu Bkav còn được biết đến với những lĩnh vực khác như An ninh mạng, Nhà thông minh SmartHome, Chính phủ điện tử… và điện thoại thông minh Bphone.Gần đây, ông Nguyễn Tử Quảng đang muốn hiện thực hóa khát vọng smartphone cao cấp “made in Vietnam” và đã bỏ ra 500 tỷ đồng để làm sản phẩm này.Ông Lê Nam Thắng - Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TTÔng Lê Nam Thắng được biết đến là người trực tiếp quản lý lĩnh vực viễn thông và Internet Việt Nam trong nhiều năm qua. Ông Lê Nam Thắng được cho là người có tư tưởng mở cửa, cạnh tranh và tạo sự bình đẳng trên thị trường viễn thông và Internet. Với những chính sách cởi mở, Internet của Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua.
Ông Thang Đức Thắng - Tổng biên tập VnExpressTừ bỏ chức vụ Trưởng ban Thời sự của một tờ báo lớn, ông Thang Đức Thắng đã gia nhập FPT xây dựng báo điện tử VnExpress vào năm 2001, với mong muốn “một ngày nào đó cả nước Việt Nam vào Internet để đọc báo”.
Ông Thang Đức Thắng đã đưa VnExpress trở thành tờ báo điện tử số 1 tại Việt Nam hiện nay. Đến nay, theo Google Analytics, VnExpress có 46 triệu người đọc thường xuyên (user), tạo ra 15,8 tỷ lượt truy cập (pageview).Ông Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bưu chính Viễn thôngTiến sĩ Mai Liêm Trực được coi là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho Internet tại Việt Nam. Tham dự hội nghị về Internet lần đầu năm 1991, ông mất 6 năm cùng cộng sự thuyết phục các nhà lãnh đạo cũng như xây dựng cơ chế quản lý để Internet chính thức có mặt tại Việt Nam.
Nghị định 55 về quản lý Internet ban hành năm 2011 mang dấu ấn của tiến sĩ Trực cũng được xem là bước ngoặt khi cho phép các doanh nghiệp tham gia cung cấp Internet tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.Từ năm 2007 đến nay, ông Mai Liêm Trực đóng vai trò như một chuyên gia có uy tín phản biện chính sách, chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý tại nhiều hội thảo, hội nghị về lĩnh vực CNTT và Internet, hay thúc đẩy 3G và 4G sớm được cung cấp tại Việt Nam.