Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“100 chuyện nghề” - những lát cắt của lịch sử 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam

Kinhtedothi - Cuốn sách “100 chuyện nghề” không chỉ tái hiện lại những lát cắt của lịch sử 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam mà còn làm rõ tính chất nhà báo - chiến sỹ, từ đó khắc họa nhân cách cao đẹp của người làm báo cách mạng.

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/ 2025), cuốn sách “100 chuyện nghề” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức biên soạn, xuất bản mang đến những lát cắt chân thực, xúc động về nghề báo - một nghề cao quý. Luôn song hành cùng lịch sử của dân tộc, từ chiến trường đến đời sống thường nhật, người làm báo không chỉ là người đưa tin, mà còn là nhân chứng, người giữ ngọn lửa nhiệt huyết và truyền tải lý tưởng cách mạng bằng chính cây bút và sự tận tâm của mình.

Cuốn sách “100 chuyện nghề” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức biên soạn, xuất bản.

Từng câu chuyện trong cuốn sách vừa gần gũi, vừa sâu sắc, cho thấy người làm báo không chỉ tác nghiệp, mà còn chiến đấu, hy sinh, gìn giữ đạo đức nghề nghiệp. Qua đó, độc giả cảm nhận được tâm huyết và bản lĩnh của các thế hệ nhà báo cách mạng, cùng vẻ đẹp thầm lặng của những ngòi bút nguyện luôn đấu tranh cho sự thật và công lý.

Cuốn sách tập hợp nhiều câu chuyện nghề tiêu biểu, mang tính biểu tượng cao. “Từ viên gạch hồng đến ngôi nhà báo chí cách mạng” kể lại hành trình đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam của báo Thanh niên gắn với tên tuổi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. “Học viết báo từ đời sống và giai cấp công nhân” khẳng định báo chí cách mạng phải gắn bó với thực tiễn, nhân dân là trung tâm sáng tạo.

Một số tác câu chuyện ghi dấu ấn mạnh mẽ về nhà báo Trường- Chinh, Xuân Thủy như “Sự cố mất hòm đựng giấy in măng sét”, “Làm báo trên chõng tre”… “Câu chuyện sau bức ảnh hai người lính” của nhà báo Chu Chí Thành - minh chứng cho sức mạnh hòa giải bằng hình ảnh.

Từng câu chuyện trong cuốn sách vừa gần gũi, vừa sâu sắc...

Bên cạnh đó, “Để mỗi nhà báo thực sự là thư ký của thời đại” của nhà báo Hà Đăng khơi mở suy ngẫm về vai trò định hướng xã hội của báo chí trong thời kỳ đổi mới; Câu chuyện về cụm từ nổi tiếng “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” của nhà báo Hữu Thọ đặt ra chuẩn mực nghề nghiệp bền vững. “Từ người lính thích viết báo đến người thầy của làng báo” được nhà báo Tạ Ngọc Tấn kể lại một cách chân thực những đam mê cá nhân đến sự nghiệp đào tạo báo chí.

Cuốn sách không chỉ là câu chuyện của từng con người, mà còn là ký ức sống động về các cơ quan báo chí - những "cột mốc" gắn liền với từng thời kỳ lịch sử. Từ hành trình xây dựng báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, đến quá trình hình thành tờ Tin tức (TTXVN) trong điều kiện khẩn trương, đầy áp lực. Tờ Sài Gòn Giải Phóng, ra đời ngay sau ngày thống nhất đất nước, mang trên mình trọng trách lớn trong công tác tư tưởng tại một vùng đất từng bị chia cắt.

Không thể không nhắc đến các loại hình truyền thông khác như phát thanh, truyền hình, phim tài liệu - với những bản tin đầu tiên vang lên từ Đài Tiếng nói Việt Nam, những khung hình phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, hay những thước phim do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện - tất cả đều góp phần làm nên một diện mạo báo chí cách mạng toàn diện và sống động.

Cuốn sách như một món quà tri ân sâu sắc thay lời chúc, thay cho những bó hoa gửi tới các nhà báo hôm qua, hôm nay và mai sau.

“100 chuyện nghề” được xuất bản đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 - như một món quà tri ân sâu sắc thay lời chúc, thay cho những bó hoa gửi tới các nhà báo hôm qua, hôm nay và mai sau. Cuốn sách có thể dành tặng đồng nghiệp, người thân, thầy cô làm báo - như một cách giữ gìn ký ức nghề và truyền lại ngọn lửa đam mê cho thế hệ tiếp nối.

Với hình thức thể hiện dung dị, ngôn ngữ gần gũi và giàu cảm xúc, cuốn sách không chỉ dành cho những người trong nghề mà còn là tài liệu quý cho bạn đọc yêu báo chí, nghiên cứu truyền thông, hoặc đơn giản là những ai muốn hiểu sâu hơn về một nghề luôn gắn bó với vận mệnh đất nước.

“100 chuyện nghề” là một lời nhắn nhủ rằng: viết báo không chỉ là một công việc, mà là một sứ mệnh. Mỗi trang sách là một lời tri ân, là ký ức nghề báo được lưu giữ bằng ngôn từ và cũng là ngọn lửa tiếp tục soi đường cho những cây bút trẻ vững bước trên hành trình làm báo vì dân, vì nước.

Báo chí thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Báo chí thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông trong kỷ nguyên mới

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông trong kỷ nguyên mới

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều đọng lại sau mùa giải V-League 2024-2025

Điều đọng lại sau mùa giải V-League 2024-2025

23 Jun, 11:38 AM

Kinhtedothi – V-League 2024 - 2025 chính thức hạ màn với chức vô địch thuộc về Nam Định và suất xuống hạng gọi tên Bình Định. Mùa giải khép lại với nhiều ấn tượng trong lòng người hâm mộ từ chất lượng chuyên môn, đến hệ thống VAR được ứng dụng rộng rãi, song vẫn còn những băn khoăn đến từ công tác trọng tài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ