Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

12 thuyền viên tàu cá Bình Định đang bị mất tích

Kinhtedothi - Đây là thông tin được Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai phát đi cuối giờ chiều 27/10 liên quan tới công tác ứng phó và thiệt hại ban đầu do bão số 9.
 Chiều 27/10, ghi nhận thiệt hại đầu tiên do bão số 9 trên biển. Ảnh minh họa.
Tính đến 17 giờ chiều 27/10, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 45.009 phương tiện/229.290 lao động biết hướng di chuyển của bão số 9 để chủ động trú tránh, neo đậu vào nơi an toàn. Dù vậy, trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão số 9 hiện vẫn còn 20 phương tiện, trong đó, Bình Định 19 tàu, Khánh Hòa 1 tàu.
Đáng chú ý, hồi 13 giờ ngày 27/10, 1 tàu cá BĐ-96388-TS với 12 lao động của tỉnh Bình Định bị phá nước chìm ở 12o43’VB-111o27’KĐ, cách Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa 120 hải lý. Tại khu vực này có tàu BĐ-98658-TS với 14 lao động đã tiếp cận nhưng không tìm thấy 12 người của tàu BĐ 96388 TS. Hiện, tàu BĐ 98658TS đang thả neo tại địa điểm. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tỉnh Bình Định đang thông báo để các tàu hoạt động gần khu vực trên tham gia tìm kiếm người mất tích.
Tính đến 17 giờ chiều nay (27/10), các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đã cấm biển. Đồng thời, tổ chức gia cố, sơ tán người dân trên 185.682 lồng bè nuôi trồng thủy sản. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đang tiếp tục sơ tán 492.461 người trong khu vực nguy hiểm. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định cũng đã quyết định cho học sinh nghỉ học.
Triển khai ý kiến chỉ đạo, công điện của Thủ tướng Chính phủ; văn bản, công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Kon Tum đã có công điện, văn bản chỉ đạo và triển khai ứng phó với bão.
Nhiệm vụ trọng tâm đang được các địa phương tập trung là tổ chức thông báo, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển trú tránh, neo đậu. Gia cố, di dời lồng, bè nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là rà soát, chuẩn bị sơ tán dân khu vực nguy hiểm; sẵn sàng ứng phó khi bão đổ bộ và mưa lũ sau bão số 9.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

09 Jul, 05:20 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

09 Jul, 05:18 AM

Kinhtedothi – 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công với tổng kinh phí 2.237 tỷ đồng. Trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 76.462 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 1.658 tỷ đồng.

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

08 Jul, 11:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND phường Tam Chúc (tỉnh Ninh Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 2 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở đá đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển cảnh báo để ngăn người dân tiếp cận khu vực nguy hiểm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ