Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

15.000 thanh niên, học sinh và sinh viên trường nào được hưởng lợi từ Đề án?

Kinhtedothi – 15.000 lượt thanh niên, học sinh, sinh viên và 10.000 lượt cán bộ quản lý, nhà giáo được hưởng lợi từ Đề án Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Bộ LĐTB&XH.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã có Quyết định số 123/QĐ-LĐTBXH phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên GDNN. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở GDNN, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực có kỹ năng nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu của DN, thị trường lao động trong nước và quốc tế.

15.000 thanh niên, học sinh, sinh viên được hưởng lợi từ Đề án của Bộ LĐTB&XH.

Theo đó, Bộ LĐTB&XH đặt ra mục tiêu 100% các cơ sở GDNN được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN.

Cùng với đó là xây dựng, biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn các kiến thức, kỹ năng mềm cho 10.000 lượt cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.

Bộ LĐTB&XH nhấn mạnh nội dung nghiên cứu và tổ chức thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại 30 cơ sở GDNN trên phạm vi toàn quốc. Dự kiến thí điểm đào tạo, phát triển cho khoảng 15.000 lượt thanh niên, học sinh, sinh viên học nghề.

Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng, 80% các trường trung cấp, 50% các trung tâm GDNN tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên GDNN. Và, hình thành mạng lưới, liên kết giữa DN, cơ sở GDNN trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN.

Đề án Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên GDNN được triển khai tạo các địa phương và các cơ sở GDNN trên phạm vi toàn quốc, thời gian thực hiện đến năm 2030.

Để thực hiện Đề án, Bộ LĐTB&XH đề ra 8 nhiệm vụ, trong đó xây dựng thư viện điện tử về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho các cơ sở GDNN.

Bên cạnh đó là khuyến khích, hỗ trợ DN tham gia vào quá trình xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN. Đồng thời, xây dựng, hình thành cơ chế phối hợp củng cố, tăng cường các hoạt động gắn kết giữa nhà trường và DN trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN.

Hà Nội thu hút 50 – 55% học sinh THCS, THPT tham gia học nghề

Hà Nội thu hút 50 – 55% học sinh THCS, THPT tham gia học nghề

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gia tăng số người được hưởng lương hưu

Gia tăng số người được hưởng lương hưu

01 Jul, 09:32 AM

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.

Tái chế vỏ bắp thành những sản phẩm hữu ích 

Tái chế vỏ bắp thành những sản phẩm hữu ích 

29 Jun, 02:29 PM

Kinhtedothi - Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…

Ninh Bình: nhiều cách làm sáng tạo trong giảm nghèo

Ninh Bình: nhiều cách làm sáng tạo trong giảm nghèo

24 Jun, 09:31 AM

Kinhtedothi - Các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình, tiếp thêm động lực cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, mang đến cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ