Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

18.000 người bị ảnh hưởng do kênh Tàu Hủ - Bến Nghé bị bồi lấp

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khu vực bồi lấp dòng chảy trên kênh Tàu Hủ – Bến Nghé kéo dài từ đoạn cầu Rạch Cây đến khu vực đặt trạm bơm cống kiểm soát triều cường thuộc phường 16, quận 8, TP HCM có chiều dài khoảng hơn 300m.

 
khu vực bồi đắp dòng chảy kéo dài khoảng 300m trên một đoạn kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
Khu vực bồi đắp dòng chảy kéo dài khoảng 300m trên một đoạn kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
Bà Liên, sống cạnh kênh Tàu Hủ – Bến Nghé phản ánh: Tình trạng bồi lấp hạn chế dòng chảy đã xảy ra nhiều năm, trước khi chính quyền quận 8 vận hành dự án bờ kè chống ngập và hệ thống tường chắn ngăn triều và cống kiểm soát triều vào cuối tháng 4 vừa qua.

Nhiều khu vực dòng chảy bị bồi lấp lấn đến giữa lòng kênh, một số đoạn đất bồi lấp chỉ thấp hơn mặt đường đại lộ Võ Văn Kiệt khoảng 15 – 22cm. Khu vực bồi lấp có nhiều cây và cỏ dại phát triển, khiến dòng chảy bị thu hẹp còn bằng ½ dòng kênh vốn có.
Cỏ dại, cây bụi mọc um tùm trên mặt khu vực bồi lấp dòng chảy.
Cỏ dại, cây bụi mọc um tùm trên mặt khu vực bồi lấp dòng chảy.
Tình trạng bồi lấp dòng chảy của kênh thoát nước đã ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, đi lại của khoảng 18.000 người dân tại phường 7 và phường 16 (Q.8), thường xuyên phải chịu đưng cảnh nước ngập trên đường, tràn vào nhà mỗi khi trời mưa.

Trước thực trạng trên, tháng 4, UBND quận 8 đã đưa vào vận hành bờ kè và cống kiểm soát triều chống ngập, với tổng mức đầu tư hơn 220 tỷ đồng để giảm ngập cho khu vực hai phường kể trên của quận 8 và một phần của quận 6.

 
Khu vực bồi lấp nằm gần trạm bơm cống kiểm soát triều cường P.16, Q.8.
Khu vực bồi lấp nằm gần trạm bơm cống kiểm soát triều cường P 16, Q 8.
Tuy nhiên, phần lớn hệ thống này đều có tiết diện nhỏ (khoảng 600 – 800mm), lại cũ và đã hư hỏng, xuống cấp, số cống mới được xây dựng chưa nhiều khiến hiệu quả giảm ngập chưa cao. 

Bên cạnh đó, ý thức của người dân còn hạn chế và quản lý nhà nước còn lỏng lẻo nên nhiều nơi vẫn bị lấn chiếm, san lấp trái phép gây tắc nghẽn dòng chảy, hệ thống cống, miệng cửa xả.

Hiện nay, với ước tính, bình quân mỗi năm thành phố HCM phải bố trí khoảng 4.250 tỷ đồng để chi cho các dự án chống ngập trên địa bàn, song tình trạng này chưa được cải thiện nhiều.