2.000 căn nhà tái định cư và chung cư "3 không"

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Với nhà tạm cư cho các dự án, Sở Xây dựng Hà Nội đang đôn đốc, yêu cầu 533 đơn vị nếu hết tháng 12 không nộp tiền sẽ cưỡng chế ra khỏi nhà”, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.

"2.000 căn nhà chưa sử dụng nhưng đã có người vào ở"

Tại phiên chất vấn, một vấn đề khác được Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) chất vấn GĐ Sở Xây dựng về quản lý nhà chung cư. Hiện tại, còn hơn 2.000 căn tồn đọng, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã có người vào ở. Đại biểu nhấn mạnh, đây là vi phạm kéo dài, từ khi Thường trực HĐND Thành phố tổ chức đoàn giám sát năm 2012 và liên tục trong 3
HĐND đeo bám nội dung này. 

Đại biểu Mai đặt câu hỏi: “Vậy đến nay, vấn đề này đã xử lý thế nào? Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong quản lý Nhà nước ra sao?”.

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, Hà Nội có 166 tòa nhà tái định cư trong đó 112 giao cho Công ty TNHH một thành viên quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội; 18 tòa nhà giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà vận hành; 28 tòa nhà thấp tầng không có thang máy giao cho dân tự quản. 
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Về việc 2.000 căn, Công ty TNHH một thành viên Phát triển Nhà tự đưa người dân vào, ông Dục cho biết, Thành phố đã chỉ đạo nhiều lần và thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Thành phố và thanh tra công vụ của Sở Nội vụ đã vào.

Riêng 2.000 căn hộ này chia thành các nhóm: 533 căn hộ mà Công ty TNHH một thành viên quản lý và Phát triển Nhà tự đưa vào kéo dài nhiều năm từ 2006 đến tận 2014 có khoảng 312 căn hộ đã sử dụng. Tháng 6/2014 trở về đây công ty vi phạm 247 căn hộ. Còn 625 căn hộ chưa đưa vào sử dụng. 

Từ tháng 8/2015, tất cả các công trình sau khi phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng và kinh phí đưa vào kho bạc Nhà nước thì “tiền trao cháo múc”. Nghĩa là khi có quyết định và giấy biên nhận thì tiền được đền bù bao nhiêu, đất đầu đi được đền bù bao nhiêu thì đầu đến đều bù bấy nhiêu. Nếu còn thừa tiền, người dân mang về, nếu thiếu sẽ được cho trả dần hoặc có phương th
ức đặc biệt.

“Phương thức này thực hiện rất hiệu quả, khắc phục được những tồn tại trong các giai đoạn trước”, Giám đốc Lê Văn Dục nhấn mạnh. 

Với nhà tạm cư cho các dự án, Sở Xây dựng đang đôn đốc, yêu cầu 533 đơn vị nếu hết tháng 12 không nộp tiền sẽ cưỡng chế ra khỏi nhà cho dù có cầm quyết định, chuyển nhượng rồi nhưng chưa có chứng nhận quyền sở hữu nhà. Cho đến nay, biện pháp này khá khả quan, giúp thu được 250 tỷ đồng trên tổng số 480 tỷ đồng.

Không để chung cư “3 không” trong phòng chống cháy nổ

Phiên chất vấn ngày 3/12 trước HĐND, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn trả lời các chất vấn của Đại biểu Nguyễn Hoài Nam; Đại biểu Vũ Mạnh Hải về PCCC ở  nhà chung cư phục vụ tái định cư, trung tâm thương mại cao tầng. 

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho rằng, báo cáo của UBND TP do Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh trình bày đã nêu rõ về trách nhiệm PCCC. Trong đó đã nêu về mặt pháp lý quy định rất rõ trách nhiệm của chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn xảy ra những sự cố. UBND Thành phố rất cố gắng đề khoảng cách giữa thực tiễn và pháp luật ngày càng gần nhau. 
 
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hồng Sơn
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hồng Sơn
Nói về trường hợp cụ thể chung cư tái định cư "3 không" như Đại biểu Nguyễn Hoài Nam từng đi giám sát gồm: Không có hệ thống báo cháy, không hệ thống chữa cháy tự động, không hệ thống chữa cháy vách tường... Phó Chủ tịch cho rằng “rõ ràng đây là vi phạm”. Cảnh sát PCCC sẽ tham mưu cho Thành phố có những giải pháp khắc phục. Cảnh sát PCCC đã nhận nhiệm vụ và đang triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra, tham mưu giải pháp tổng thể cho UBND Thành phố từng bước khắc phục vấn đề này. 

Về các giải pháp PCCC căn cơ, lâu dài , bền vững ở các chung cư, trung tâm thương mại cao tầng, Phó Chủ tịch  cho rằng, giải pháp quan trọng vẫn là tuyên truyền cho từng người dân hiểu được quy định pháp luật về PCCC, trách nhiệm của từng người dân trong phong trào PCCC.  

Giải pháp quan trọng khác là "tại chỗ", gồm lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Thứ ba phòng là chính, với nhiều giải pháp đi kèm như trách nhiệm người đứng đầu, cơ quan tổ chức. Thực tế vẫn nhiều cơ quan coi nhẹ vẫn đề này, bình cứu hoả quá hạn, họng nước không có nước... khi có cháy nổ không biết làm gì để cứu mình, hoảng loạn, trông chờ vào lực lượng PCCC.