Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

24 tỉnh, thành tranh tài diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc

Kinhtedothi- Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc với sự tham gia 24 tỉnh, thành trong cả nước và được tổ chức từ ngày 1 - 4/8 tại tỉnh Quảng Ngãi.

Tối 1/8, tại quảng trường đường Phạm Văn Đồng (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc chính thức khai mạc.

Hội thi diễn ra diễn ra từ ngày 1- 4/8 tại Quảng Ngãi.

Hội thi diễn ra từ ngày 1- 4/8 với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên đến từ 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Sau ngày khai mạc, từ ngày 2-3/8 sẽ tổ chức thi ẩm thực và trình diễn nghi lễ truyền thống; thi diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc truyền thống.

Ngày 4/8, thi diễn các loại hình dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, thi trình diễn trang phục truyền thống và bế mạc.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi Trần Như Tuấn, đoàn Quảng Ngãi huy động gần 60 nghệ nhân, diễn viên tham gia hội thi.

Đoàn sẽ trình diễn các nội dung gồm: rước biểu tượng vật thiêng tại lễ khai mạc; trình diễn nghi lễ truyền thống là trích đoạn Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và các nội dung thi diễn gồm thi trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Cor, các tiết mục dân ca, dân vũ. Riêng phần thi ẩm thực, Quảng Ngãi trình bày mâm cơm truyền thống của đồng bào dân tộc Cor.

Chị Đào Thị Cẩm Lai- đoàn tỉnh An Giang cho biết, trong thời gian qua, đoàn đã tích cực luyện tập và có mặt tại Quảng Ngãi ngày 31/7. Tham gia chương trình, đoàn có 4 tiết mục thể hiện 4 dân tộc anh em: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer.

“Đến với Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc, đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh An Giang sẽ trình diễn, giới thiệu với bạn bè xa gần những nét đẹp văn hóa của cộng đồng người dân tộc Chăm Islam An Giang"- chị Lai nói.

Theo Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Quốc Huy, hội thi là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực của các dân tộc trên toàn quốc.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Quốc Huy phát biểu tại lễ khai mạc.

Qua đó, khẳng định niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

"Hội thi còn là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ hội tụ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, sưu tầm, sáng tạo trong lao động nghệ thuật, góp phần giữ gìn và tôn vinh các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi, xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương"- ông Nguyễn Quốc Huy nói.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giao lưu, tọa đàm “Tuổi trẻ Nho Quan với bộ đội Tây Tiến”

Giao lưu, tọa đàm “Tuổi trẻ Nho Quan với bộ đội Tây Tiến”

18 May, 08:46 AM

Kinhtedothi - Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Trung đoàn 52 Tây Tiến (1947 - 2027), ngày 17/5, tại nhà Văn hóa xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, Ban liên lạc Truyền thống Tây Tiến phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình và Huyện ủy Nho Quan, Huyện đoàn Nho Quan tổ chức buổi giao lưu, tọa đàm “Tuổi trẻ Nho Quan với bộ đội Tây Tiến”.

Ấn tượng "Sắc vóc non cao": khi thổ cẩm kể chuyện văn hóa đại ngàn

Ấn tượng "Sắc vóc non cao": khi thổ cẩm kể chuyện văn hóa đại ngàn

18 May, 06:28 AM

Kinhtedothi- Tối 17/5, tại Bảo tàng Đắk Lắk (đường Phan Đình Giót, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình Thời trang Thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”.

Tháng 5 nhớ lời Bác

Tháng 5 nhớ lời Bác

18 May, 06:17 AM

Kinhtedothi - Tết Kỷ Dậu 1969, dù sức khỏe yếu, Bác vẫn có chương trình đi chúc Tết, về thăm đồng bào xã Vật Lại, huyện Ba Vì và trồng cây đa ở thôn Yên Bồ, trên đồi Đồng Váng. Đây là cây đa cuối cùng Bác trồng trước lúc đi xa. Những cây đa Bác Hồ trồng, tất cả đã sum suê tỏa bóng mát cho đời và lưu lại mãi lời dạy của Người dành cho con cháu mai sau.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ