Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

25 địa phương cho học sinh đến trường học trực tiếp

Kinhtdothi - Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 28/9, đã có 25 tỉnh, thành trên cả nước cho học sinh đến trường học trực tiếp. Bên cạnh đó lại có địa phương chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến do tái phát dịch Covid-19.
25 tỉnh, thành cho phép 100% học sinh các cấp đến trường, gồm: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Bắc Ninh.
13 tỉnh, thành đang áp dụng cả hình thức dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến và qua truyền hình gồm: Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau. Đây là những địa phương thực hiện phương án cho học sinh ở "vùng xanh" đi học tại trường, những học sinh ở vùng chưa an toàn tiếp tục học trực tuyến, qua truyền hình.
 Danh sách các tỉnh thành tương ứng với các hình thức học tập trong giai đoạn dịch bệnh
Còn 25 tỉnh, thành hiện vẫn cho học sinh các cấp học trực tuyến, học qua truyền hình gồm: Hà Nội, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Phú Yên, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hưng Yên và Hà Nam.
Tại Hà Nội, trước tình hình dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến khó lường, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các đơn vị, trường học trên địa bàn yêu cầu: Duy trì việc dạy và học bằng hình thức trực tuyến; thường xuyên sử dụng kho học liệu điện tử nhằm đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện, xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19 sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường học tập khi điều kiện cho phép; chủ động phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức tiêm vaccine phòng, chống Covid-19 cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên….
Bộ GD&ĐT xác định: Năm học 2021-2022 sẽ là năm học phải thích ứng và linh hoạt chuyển trạng thái để ứng phó với dịch Covid-19, hoàn thành nhiệm vụ năm học. Theo chỉ đạo, các địa phương cần tranh thủ tối đa “thời gian vàng” khi dịch bệnh kiểm soát được để dạy học trực tiếp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

10 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Được nhận xét là có nhiều ưu điểm cùng độ tin cậy nhất định nhưng chứng chỉ tiếng Anh của Việt Nam (VSTEP) vẫn chưa thể trở thành lựa chọn hàng đầu của người học. Đến nay, phạm vi sử dụng chứng chỉ VSTEP vẫn quá hẹp và cơ hội cho người sở hữu chứng chỉ này vẫn bị hạn chế.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

09 Apr, 06:04 PM

Kinhtedothi – Trong văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát các tổ hợp, phương thức xét tuyển và lưu ý, việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển bảo đảm phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Hà Nội: thấy gì từ kết quả khảo sát lớp 12?

Hà Nội: thấy gì từ kết quả khảo sát lớp 12?

09 Apr, 04:15 PM

Kinhtedothi – Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát lớp 12 năm học 2024 – 2025. Tham gia kỳ khảo sát, mỗi học sinh thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn lựa chọn (trong chương trình lớp 12). Kết quả khảo sát cho thấy, học sinh Hà Nội cần nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện điểm số tại kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ