Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

3 bí quyết để sống trường thọ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ; sống có kỷ luật... Những thói quen tốt và tâm trạng ổn định, vui vẻ sẽ là tiền đề để sống khỏe, sống thọ.

Rèn luyện thói quen tốt: ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ

Ngủ là nhu cầu của sự sống. Ngủ giống như không khí, ánh sáng mặt trời, nước, là “chất dinh dưỡng” mà cơ thể người nhất thiết không thể thiếu. 1/3 thời gian của người là ngủ trên giường cho nên nhất định phải coi trọng giấc ngủ của mình.
Ngủ đủ giấc, ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ... là liệu pháp tốt cho sức khỏe.
Ngủ đủ giấc, ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ... là liệu pháp tốt cho sức khỏe.
Con người trong quá trình ngủ, ổn định sự cân bằng của hệ thống thần kinh có thể khiến các tế bào mệt dần dần hồi phục lại chức năng, loại trừ mệt nhọc một cách toàn diện. Khi ngủ cơ bắp được thả lỏng, tốc độ hô hấp và nhịp tim chậm, tốc độ máu chảy chậm, lưu lượng giảm, chức năng sinh lý và các khí quản dần dần được phục hồi và điều chỉnh. Có một giấc ngủ ngon sẽ loại bỏ mệt nhọc toàn thân, hệ thống thần kinh não, nội tiết, mạch máu tim, tiêu hóa, hô hấp đều được nghỉ ngơi. Vì vậy, chúng ta nên duy trì ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, nếu có điều kiện chúng ta ngủ bổ sung từ 1/2 đến 1 giờ đồng hồ ngủ trưa sẽ càng có ích cho sức khỏe.

Ngâm chân trước khi ngủ

Nhiều người có thói quen ngâm chân trong nước trước khi đi ngủ. Thói quen này không chỉ rất tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho giấc ngủ nữa.

Có hai cách ngâm chân trước khi ngủ đó là: Ngâm chân vào nước ấm và cách thứ hai là ngâm chân bằng nước thảo dược (Đông y).

Cách ngâm chân bằng nước ấm: Đổ nước ấm khoảng 40-45°C vào chậu rửa. Ngâm chân vào chậu nước này khoảng từ 10-30 phút. Khi ngâm chân cần phải giữ cho nước luôn ấm, tránh để nước quá nguội trong khi ngâm chân, phải liên tục pha thêm nước nóng vào chậu để giữ cho nước ngâm chân luôn ấm.

Các loại thảo dược dùng để ngâm chân có rất nhiều. Ví dụ chúng ta có thể pha chế các loại thảo dược sau: Đương quy 30g, vỏ cây bách 30g, táo chua 30g... Đun các hỗn hợp này lên, lấy nước rồi dùng nước này để ngâm chân. Ngâm chân trong nước thảo dược này khoảng 10-30 phút.

Theo Đông y, ở lòng bàn chân có khoảng mấy chục huyệt vị. Những huyệt vị này có mối liên hệ khăng khít với các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Khi ngâm chân bằng nước ấm cơ thể thông qua những huyệt vị này để thúc đẩy sự vận động của khí và máu trong cơ thể, nuôi dưỡng phủ tạng. Từ đó có thể tránh được triệu chứng mất ngủ và cho một giấc ngủ yên lành.

Uống trà xanh

Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Hoa sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng hàng ngày loại đồ uống này có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản từ năm 1994 được thực hiện trên 400.000 người. Những người uống nhiều hơn 5 tách trà mỗi ngày có thể tránh xa “thần chết” lâu hơn nhiều so với những người không uống tách nào.

Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
3 bí quyết để sống trường thọ - Ảnh 1
Trà và bệnh đái tháo đường

Theo TS. Joe Vison thuộc Viện đại học Saranton (bang Pennsylvania, Hoa Kỳ), trà xanh hay trà đen có tác dụng kỳ diệu đối với bệnh đái tháo đường. Trước đây, người ta còn nghi ngờ tác dụng của trà đối với bệnh này, nhưng bây giờ giả thiết trên đã được khẳng định.

Những người tình nguyện thử nghiệm được cho uống 5 tách trà mỗi ngày, liên tục trong 3 tháng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy, nồng độ đường glucose trong máu giảm hẳn.

TS. Vison cũng đã tiến hành thử nghiệm tác dụng của hai loại trà này trên chứng bệnh đục thủy tinh thể (một biến chứng của bệnh đái tháo đường. Kết quả cho thấy, trà đã làm giảm đáng kể sự hình thành hiện tượng đục thủy tinh thể ở người uống trà so với người không uống trà.

Trà và bệnh ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, Stockholm - Thụy Điển đã tìm thấy trà xanh ngăn ngừa sự hình thành mạch. Sự hình thành mạch cho phép các khối ung thư tự nuôi dưỡng bằng cách tạo ra mao quản mới. Tác động này là nhờ chất epigallocatechin-3-gallat (EGCG) có ở trà ngăn sự phát triển của những tế bào phủ lót các mao quản.

Phenyplolyphenol là một hoạt chất có nhiều trong nước trà được coi là một trong những chất có tác dụng chống ung thư. Nước trà có thể chống một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày. Trà có khả năng ức chế việc hình thành chất nitrosamine, một chất gây ung thư. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, chuột được uống nước trà có tỷ lệ mắc bệnh ung thư giảm thấp so với chuột trong nhóm đối chứng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia và các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng, sau khi đã nghiên cứu hơn 900 phụ nữ. Dù các loại trà khác nhau cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh và trà tươi có tác dụng mạnh nhất.

Trà và bệnh tim mạch

Nghiên cứu của TS. J.M Geleijnes và cộng sự tại Trường đại học Wageninken Hà Lan cho thấy, những người uống 2 tách trà/ngày sẽ giảm nguy cơ bị vữa, xơ cứng động mạch chủ đến 46% và những người uống 4 tách trà/ ngày sẽ giảm nguy cơ bệnh này đến 60%.

Trà và chứng viêm khớp

Khảo sát trên chuột của Tariq M. Hqqi và cộng sự tại Trường đại học Case Western Reserve ở Clevaland, Ohio, Mỹ cho thấy, những con được tiêm với hoạt chất gây bệnh viêm khớp, hơn một nửa số chuột này không có dấu hiệu viêm khớp nếu được điều trị bằng các Polyphenol chiết xuất từ trà xanh.