Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

36/52 đơn vị tại bến xe Lương Yên đã ký hợp đồng mới

Kinhtedothi - Chiều nay 26/7, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện đã thông tin về tình hình điều tiết các đơn vị vận tải từ bến xe Lương Yên về các bến xe khác, sau khi bến xe Lương Yên chính thức đóng cửa vào ngày 27/7/2016.
Theo ông Vũ Văn Viện, tính đến trưa ngày 26/7/2016 đã có 36/52 đơn vị đã làm thủ tục và ký hợp đồng dịch vụ với bến xe, trong đó 6 đơn vị bắt đầu kinh doanh vận tải từ 24/7/2016.

Cụ thể, bến xe Gia Lâm đã ký hợp đồng 13/13 đơn vị với tần suất hoạt động 133/133 chuyến/ngày; bến xe Yên Nghĩa ký với 7/8 đơn vị với tần suất 49/51chuyến; bến xe Nước Ngầm có 16/34 đơn vị đã ký với 99/162 chuyến/ngày (chiếm 61% số chuyến của các đơn vị kinh doanh vận tải điều chuyển về).
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện phát biểu tại Hội nghị.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện phát biểu tại Hội nghị.
“Đối với những đơn vị chưa ký hợp đồng, hiện cũng đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ và chỉ có 1 – 2 DN xin đề nghị điều chỉnh lại tuyến”, ông Viện nói.

Trước khi đóng bến, bến xe Lương Yên có 52 DN vận tải, trên 300 phương tiện phục vụ hành khách 39 tuyến vận tải đi 39 tỉnh, TP. Các hợp đồng tại đây đều chấm dứt trước ngày 26/7/2016 và bến xe Lương Yên đã thanh lý hết các hợp đồng.

Từ ngày 27 đến 31/7/2016, Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan sẽ tập trung giải quyết tất cả các vướng mắc để các bến xe hoạt động ổn định từ 1/8/2016.

Trước mắt, cơ quan chức năng sẽ có biểu đồ xe buýt tại bến xe Lương Yên đến các bến mới, giúp thuận lợi cho việc di chuyển của người dân. Cùng với việc yêu cầu các bến mới bố trí tiếp nhận, hỗ trợ các đơn vị được điều chuyển một cách hợp lý, Sở GTVT Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị CA TP Hà Nội, chính quyền một số địa phương chủ động phối hợp, đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài khu vực các bến.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc chuyển một số tuyến chưa hợp lý, có thể gây thêm ùn tắc, ông Vũ Văn Viện cho biết, để giảm bớt áp lực giao thông cho nội đô, Sở GTVT Hà Nội đang tính toán, sắp xếp, bố trí lại luồng tuyến các phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh, hạn chế cho đi xuyên tâm qua nội thành Hà Nội.

Đơn cử như các xe xuất phát tại bến Nước Ngầm đi Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang sẽ đi qua cầu Thanh Trì, theo đường 5 kéo dài và qua cầu Đông Trù, nên không gây ùn tắc.

Thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ hạn chế tối đa xe khách chạy trên đường Phạm Văn Đồng để chuẩn bị khởi công đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

14 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Thực trạng xe cơ giới đua nhau né trạm thu phí T2 thuộc Quốc lộ 14, xã Đồng Tâm, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra nhiều năm nay. Mỗi ngày ước tính hàng trăm lượt xe né trạm ở mỗi chiều, gây thất thu lớn cho doanh nghiệp BOT, đặc biệt là nguy cơ tạo điểm nóng mất an toàn giao thông…

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

14 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội thực hiện một lộ trình cụ thể nhằm hạn chế xe máy xăng theo từng giai đoạn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lộ trình rất khó khăn đối với Nhân dân và chính quyền TP.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ