4 cách vệ sinh thớt đúng cách và an toàn

Lan Anh (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thớt là dụng cụ cơ bản không thể thiếu trong bất kì căn bếp nào, nhưng không phải ai cũng biết các vấn đề trong việc sử dụng thớt sao cho đúng cách và an toàn. Dưới đây là một số cách vệ sinh thớt sau khi dùng xong, bạn có thể tham khảo.

Dùng chanh và muối

Cắt chanh làm đôi, nặn nước hoặc bạn có thể chà xát lên thớt, sau đó rắc muối vào vùng nước chanh. Nên chọn những muốn có hạt thô để thấm nước chanh và chà lên thớt, hoặc với những thớt có bề mặt nhẵn, bạn có thể dùng bột nở thay cho muối.

Dùng miếng chanh đã cắt để chà sát trên bền mặt thớt ra theo hình tròn, cho muối được hòa tan vào chanh để làm sạch thớt, chú ý chà kỹ ở những nơi có vết bẩn, ố. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn khô hoặc giấy để thấp hết nước trên bề mặt thớt.

4 cách vệ sinh thớt đúng cách và an toàn - Ảnh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Sử dụng xà phòng

Pha loãng xà phòng vào nước nóng và ngâm 1 chiếc khăn vào hỗn hợp, sau đó vắt nhẹ rồi lau toàn bộ bề mặt của thớt. Lặp đi lặp lại nhiều lần và chà mạnh những vết bẩn nhiều hay những vết ố rồi đem rửa lại kỹ bằng nước sạch.

Dùng thuốc tẩy

Pha 1 muỗng canh thuốc tẩy vào 1.5 lít nước, sau đó cho vào chai xịt và xịt đều lên bề mặt thớt rồi để trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm, lau khô bề mặt thớt. Cách làm này cũng giúp triệt tiêu đám vi khuẩn hiệu quả, tuy nhiên bạn cần rửa thật kĩ thớt bằng nước ấm và lưu ý không để thuốc tẩy vươn vào các dụng cụ nhà bếp hay khăn lau.

Sử dụng giấm

Vệ sinh thớt bằng giấm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rót hoặc xịt giấm nguyên chất lên trên thớt và dùng khăn hoặc giấy khô lau sạch. Giấm có tính tẩy rất mạnh, có thể tẩy sạch mùi hôi và làm sạch vi khuẩn cho thớt. Hôm sau trước khi dùng, bạn chỉ cần rửa qua thớt là chiếc thớt của bạn đã sạch bong rồi.

Sử dụng thớt đúng cách

Không nên sử dụng thớt đã quá cũ

Một khi thớt của bạn bắt đầu bị nứt hoặc có các rãnh rất khó để làm sạch, điều này sẽ rất dễ dàng cho vi khuẩn sinh sống trong đó. Đây chính là thời gian để thay một chiếc thớt mới.

Không sử dụng 2 mặt thớt

Sai lầm phổ biến của mọi gia đình là sử dụng cả 2 mặt của thớt. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt mà thôi.

Không nên thái rau và thịt sống trên cùng một thớt

Thịt sống rất dễ sản sinh ký sinh trùng, trong khi đó nhiệt độ nấu các loại rau thường không cao, không ít loại rau còn có thể ăn sống trực tiếp, nếu ta sử dụng chung một chiếc thớt để thái rau và thái thịt cùng lúc sẽ rất dễ tạo nên lây nhiễm vi khuẩn chéo, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Không dùng miếng thép chà thớt

Dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên sẽ làm thớt bị xước, đây là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Thay miếng thép bằng miếng vải mềm để không bị xước trong quá trình chà rửa thớt.

Sau khi chà rửa bạn nhớ không để thớt nằm ngang, bởi có thể khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Lưu ý khi sử dụng thớt

- Tuyệt đối không ngâm thớt gỗ trong nước tránh làm thớt ngấm nước và dễ bị nứt.

- Sau khi sử dụng thớt để thái cá hoặc thịt, nên vệ sinh ngay. 

- Không nên phơi thớt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nhằm tránh thớt bị nứt nẻ, biến dạng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của thớt khi sử dụng.

- Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.

- Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.

- Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.

- Luôn lau khô thớt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.