Kinhtedothi - Tính đến 20/4/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt trên 10,8 tỷ USD, bằng 88,3% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn FDI thực hiện đạt 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Ảnh minh hoạ
Trong khi đó, vốn đăng ký mới giảm 56,3% nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh lần lượt là 92,5% và 74,5%.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6,2 tỷ USD, chiếm 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,8 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 667,8 triệu USD và gần 357,5 triệu USD.
Cũng trong 4 tháng đầu năm 2022, có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 3,1 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 1,82 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư. Với dự án Lego có quy mô lớn, tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD giúp Đan Mạch tiếp tục đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.
Bộ KH&ĐT cho biết thêm, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt trên 327,72 triệu USD, bằng 60% với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, có 34 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt trên 285,8 triệu USD, bằng 2 lần so với cùng kỳ.
Hiện, Việt Nam có 1.549 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 21,55 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%).
Kinhtedothi - Được hưởng hàng loạt ưu đãi nhưng số lượng DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) thua lỗ ngày càng tăng. Trước tình hình này, Chính phủ đang giao Bộ KH&ĐT xây dựng bộ tiêu chí chọn lọc nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài.
Kinhtedothi - Chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam theo hướng giảm số lượng, tăng về chất lượng, loại bỏ dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
Kinhtedothi – Giá vàng “hạ nhiệt” sau khi tăng kỷ lục vào buổi sáng; cà phê xuất khẩu quý I tăng mạnh; chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội trong tháng 3/2025 tăng nhẹ 0,08%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 3/4.
Kinhtedothi - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng gây sốc cho thị trường vàng USD biến động mạnh trên thị trường thế giới. Trong nước, vàng SJC tăng vọt, tỷ giá cũng lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Kinhtedothi - Kinh tế - xã hội TP Hà Nội quý I/2025 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; sức ép cạnh tranh gia tăng ở thị trường xuất khẩu cùng căng thẳng hàng rào thương mại, thuế quan để bảo hộ sản xuất.
Kinhtedothi- Mức thuế ban đầu mà Mỹ áp với Việt Nam tệ hơn so với dự báo của giới phân tích. Với mức thuế 46% mới được công bố vào ngày 9/4, sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng… làm giảm triển vọng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 của Việt Nam.