4 xu hướng smartphone nổi bật trong năm 2023

An Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo nhận định của Công ty Canalys (Singapore) chuyên phân tích thị trường công nghệ sẽ xuất hiện 4 xu hướng smartphone nổi bật trong năm 2023. Đó là tích hợp trí tuệ nhân tạo, học máy và phân tích dữ liệu, áp dụng công nghệ 5G, tăng cường bảo mật thông tin cá nhân.

 Những xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo, học máy và phân tích dữ liệu, áp dụng công nghệ 5G, tăng cường bảo mật thông tin cá nhân. Ảnh IT
Những xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo, học máy và phân tích dữ liệu, áp dụng công nghệ 5G, tăng cường bảo mật thông tin cá nhân. Ảnh IT

Cuộc cách mạng về phần cứng đã cho phép xu thế smartphone năm 2023 và những năm tiếp theo thay đổi đáng kể. Một số vấn đề lớn mà 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới Xiaomi, Oppo và Vivo (Trung Quốc), Samsung (Hàn Quốc), Apple (Mỹ) đang phát triển.

Tích hợp trí tuệ nhân tạo, học máy và phân tích dữ liệu

Khi smartphone  đã trở thành “vật bất ly thân” thì vai trò của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence: AI), học máy (Machine Learning: ML) và phân tích dữ liệu trên thiết bị ngày càng trở nên quan trọng. Khi smartphone ứng dụng các thuật toán dựa trên AI/ML sẽ giúp giảm tải cho quá trình xử lý dữ liệu hình ảnh, giọng nói và văn bản từ khối xử lý trung tâm (Central Processing Unit: CPU) và khối xử lý đồ hoạ (Graphics Processing Unit: GPU) của smartphone, điều này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý và kéo dài thời lượng sử dụng pin.

Khi smartphone  đã trở thành “vật bất ly thân” thì vai trò của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence: AI), học máy (Machine Learning: ML) và phân tích dữ liệu trên thiết bị ngày càng trở nên quan trọng. Ảnh TT
Khi smartphone  đã trở thành “vật bất ly thân” thì vai trò của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence: AI), học máy (Machine Learning: ML) và phân tích dữ liệu trên thiết bị ngày càng trở nên quan trọng. Ảnh TT

Xu thế AI, ML và phân tích dữ liệu sẽ được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong trải nghiệm người dùng smartphone, bao gồm: Chatbot và trợ lý AI; cá nhân hóa và tùy chỉnh ứng dụng; tăng cường nhận dạng khuôn mặt và hội nghị truyền hình; nhận dạng giọng nói, dịch thuật và chuyển văn bản thành giọng nói; phân tích dữ liệu từ các ứng dụng sức khỏe; dịch vụ dựa trên địa điểm; phát hiện các lỗ hổng bảo mật và hoạt động đáng ngờ.

Các thương hiệu smartphone  nổi tiếng sẽ tìm tích hợp hệ sinh thái Internet vạn vật (IoT) vào các sản phẩm smartphone cao cấp và các chiến lược quảng cáo cũng như thúc đẩy kênh phân phối hiệu quả. Apple đang tìm cách tăng cường sức mạnh bộ vi xử lý, công nghệ màn hình, tích hợp công nghệ AI vào máy ảnh và tăng dung lượng pin, các nhà sản xuất sẽ cho ra đời nhiều mẫu smartphone màn hình gập và màn hình cuộn trong năm 2023.

Ứng dụng công nghệ 5G

Cuộc đua thương mại hóa dịch vụ 5G của các nhà sản xuất smartphone đẩy lên thành làn sóng, khi mà các quốc gia đang tiến hành phát triển 5G. Thực tế cho thấy 5G đã phát triển nhanh hơn 4G hai năm kể từ khi công nghệ này được ra mắt.

Các chuyên gia CNTT cho rằng, 5G đang được coi là nền tảng của một loạt các đổi mới công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thành phố thông minh, xe tự lái, chăm sóc sức khỏe từ xa, máy bay không người lái và Internet vạn vật (IoT)… Các dòng smartphone cao cấp, công nghệ 5G hiện đã có sẵn trên các dòng smartphone với mức giá dưới 500 USD.

Mạng 5G được phân thành 2 loại, bao gồm mạng 5G dựa trên kiến trúc độc lập (5G Standalone: 5G SA) và mạng 5G dựa trên kiến trúc không độc lập (5G Non-Standalone: 5G NSA). Trong đó, mạng 5G SA sử dụng mạng truy cập vô tuyến 5G (Radio Access Network: RAN) và mạng lõi 5G dựa trên đám mây, trong khi mạng 5G NSA hỗ trợ 5G RAN dựa trên mạng lõi của mạng 4G LTE hiện có.

Hiện đã có 519 nhà khai thác tại 156 quốc gia/vùng lãnh thổ đang đầu tư vào 5G, trong đó 113 nhà khai thác trên toàn thế giới đã đầu tư vào việc thử nghiệm và triển khai mạng 5G SA.

Hiện đã có 519 nhà khai thác tại 156 quốc gia/vùng lãnh thổ đang đầu tư vào 5G. Ảnh TT
Hiện đã có 519 nhà khai thác tại 156 quốc gia/vùng lãnh thổ đang đầu tư vào 5G. Ảnh TT

Tăng cường bảo mật

Smartphone hiện là kho lưu giữ tất cả các loại dữ liệu quan trọng và thông tin đăng nhập cá nhân. Chính vì vậy, bảo mật của chính thiết bị, kết nối mà thiết bị tạo ra và ứng dụng chạy trên thiết bị trở nên cực kỳ quan trọng. Không có gì ngạc nhiên khi xu hướng bảo mật và quyền riêng tư đứng đầu danh sách các xu hướng smartphone cho năm 2023. “Hãng sản xuất smartphone lơ là sẽ khiến thị phần tụt giảm ngay lập tức, đó là sự thật không thể chối cãi”, Thạc sĩ CNTT Phạm Trung Thành khẳng định.

Sử dụng xác thực đa yếu tố (Multi-factor authentication: MFA) để truy cập smartphone, sự kết hợp của mật khẩu hoặc mã PIN, thẻ thông minh hoặc khóa bảo mật phần cứng và/hoặc các tính năng bảo mật sinh trắc học, chẳng hạn như mở khoá bằng vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt sẽ ngày càng trở nên quan trọng để ngăn những kẻ xấu xâm nhập. Apple đang có những lợi thế nhất định trong cuộc đua này.

Smartphone ứng dụng các thuật toán dựa trên AI/ML sẽ giúp giảm tải cho quá trình xử lý dữ liệu hình ảnh, giọng nói và văn bản từ khối xử lý trung tâm. Ảnh TT
Smartphone ứng dụng các thuật toán dựa trên AI/ML sẽ giúp giảm tải cho quá trình xử lý dữ liệu hình ảnh, giọng nói và văn bản từ khối xử lý trung tâm. Ảnh TT

Khuyến cáo người dùng

Nhưng vấn đề quan trọng nhất lại nằm ở thói quen của người sử dụng smartphone. Bạn cần phải lưu ý khi quyết định  tải và cài đặt các các ứng phải có nguồn đáng tin cậy cho smartphone để tránh các phần mềm tống tiền hoặc phần mềm độc hại.

Các hãng sản xuất smartphone luôn khuyến cáo, cần phải cập nhật phần mềm mới nhất cho hệ điều hành. Các bản cập nhật phần mềm mới nhất này sẽ khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành, cách tốt nhất để ngăn chặn bọn tội phạm mạng khai thác các lỗ hổng bảo mật.

Đọc tiếp

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần