Cảnh báo: chiêu thức lừa đảo mới nhằm vào người dùng Internet
Kinhtedothi- Mới đây, một hình thức lừa đảo online mới - đặc biệt khó phát hiện - đang khiến các nhà chức trách ở nhiều nước lo ngại.
Theo các chuyên gia, kiểu lừa đảo này gọi là tabnabbing, nhìn chung là thay đổi nội dung của một tap- cửa sổ nhỏ đang không hoạt động trong trình duyệt web của người dùng, mục đích là đánh cắp dữ liệu cá nhân quan trọng.

Một ví dụ về việc mở nhiều tab trong trình duyệt web. Ảnh minh họa: The Windows Club.
Cụ thể: từ tabnabbing gồm chữ tab (cửa sổ nhỏ chứa một trang web trong trình duyệt Ninternet) và nabbing (túm lấy). Theo đó, các đối tượng lừa đảo sẽ thay đổi nội dung một số tab đang không hoạt động thành một trang đăng nhập giả tương tự như trang thật. Khi người dùng quay trở lại tab này, thấy yêu cầu đăng nhập thì không hề nghi ngờ mà lập tức nhập các thông tin. Từ đó, đối tượng sẽ đánh cắp các thông tin đó vào mục đích xấu.
Thủ đoạn này không phải vừa xuất hiện mà đã có cách đây vài năm nhưng đây là thời điểm phổ biến nhất. Ở Tây Ba Nha, cảnh sát còn phải mở chiến dịch trên mạng xã hội để cảnh báo về chiêu thức lừa đảo nguy hiểm này, vì thực tế là nhiều người dùng vẫn có thói quen mở nhiều tab cùng lúc khi vào mạng.
Theo trang AFP khuyến cáo, để tránh rơi vào bẫy tabnabbing, ngươì dùng nên mở ít trang web trong trình duyệt, trang web khi không sử dụng thì nên đóng lại vì càng mở nhiều tab, nguy cơ bị tấn công càng cao. Đồng thời khi quay lại một trang web đã mở sẵn nhưng một lúc lâu không dùng thì cũng cần kiểm tra địa chỉ trang web, nhằm đảm bảo nó không có ký tự lạ hoặc khác địa chỉ trang web mình vẫn biết.

Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Kinhtedothi - Lợi dụng danh nghĩa Bộ Tài chính, nhiều đối tượng đã tạo lập các trang web, fanpage giả mạo, thậm chí làm giả văn bản, con dấu và chữ ký lãnh đạo để thực hiện hành vi lừa đảo người dân, chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để lừa đảo
Kinhtedothi - Thời gian qua, Công an TP Hà Nội cũng như các cơ quan thông tấn, báo chí có nhiều khuyến cáo tới người dân về việc các đối tượng xấu đang lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giả danh bạn bè, người thân nhắn tin, gọi điện để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cảnh báo chiêu lừa đảo phụ huynh mùa tuyển sinh đầu cấp
Kinhtedothi - Trong giai đoạn chuẩn bị cho tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026, các trường học tại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận và cảnh báo về một hình thức lừa đảo nhắm vào sự lo lắng của các bậc phụ huynh.