Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

47 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật

Chiều 14/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 26 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC).

Thông báo kết quả phiên họp, ông Nguyễn Hữu Đông – Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết, phiên họp thứ 26 đã thảo luận, cho ý kiến 3 nội dung, trong đó có Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình công tác 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Ông Nguyễn Hữu Đông – Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương thông báo kết quả phiên họp thứ 26 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo đó, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức vì vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo và sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng sự nỗ lực, cố gắng, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả của các cơ quan chức năng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố thêm niềm tin của nhân dân. 

Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, phục vụ trực tiếp cho công tác PCTNTC. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 30 văn bản quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị và PCTNTC.

Quốc hội đã thông qua 13 luật, ban hành 3 nghị quyết, xem xét cho ý kiến đối với 10 dự án luật, trong đó có nhiều luật liên quan trực tiếp đến công tác PCTNTC như: Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Đất đai 2024, Luật Các tổ chức tín dụng 2024;…Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 98 nghị định, 207 quyết định; các bộ, ngành ban hành hơn 300 thông tư.

Đặc biệt, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC, góp phần tạo lập hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, hạn chế những điều kiện dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.

Xử lý nghiêm minh sai phạm gắn với xử lý trách nhiệm chính trị người đứng đầu

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh các sai phạm, gắn với xử lý trách nhiệm chính trị người đứng đầu, tạo bước đột phá mới trong công tác PCTNTC.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Ngành thanh tra, kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 71.431,6 tỷ đồng và 24,9 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 856 tập thể, 3.862 cá nhân (tăng 72 tập thể, 950 cá nhân so với cùng kỳ năm 2023).

Cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục được phát huy. 

Theo ông Nguyễn Hữu Đông, từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương được chỉ đạo xử lý nghiêm minh theo đúng phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến khát vọng kiến tạo Thủ đô tương lai

Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến khát vọng kiến tạo Thủ đô tương lai

17 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Ngày 16/6/2025, tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra những thông điệp mạnh mẽ, yêu cầu Thủ đô phải “đặt tiêu chuẩn cao hơn, khát vọng phát triển lớn hơn”, chủ động tham gia cuộc đua toàn cầu để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, văn hóa và tài chính mang bản sắc riêng của Việt Nam.

Vinh quang Việt Nam - Hành trình khơi nguồn sức mạnh

Vinh quang Việt Nam - Hành trình khơi nguồn sức mạnh

16 Jun, 10:42 PM

Chặng đường 21 năm đã là chứng nhân cho hành trình vinh danh và truyền cảm hứng của Chương trình Vinh quang Việt Nam. Đó còn là hành trình nuôi dưỡng, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, động viên công chức, viên chức, người lao động cả nước sáng tạo, cống hiến hết mình, đồng lòng tạo nên sức mạnh Việt Nam, khẳng định tinh thần Việt Nam, để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu.

Phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước lĩnh vực chính quyền địa phương: Thay đổi tư duy, đổi mới thể chế hành chính

Phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước lĩnh vực chính quyền địa phương: Thay đổi tư duy, đổi mới thể chế hành chính

16 Jun, 10:15 PM

Kinhtedothi-Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ. Trong đó đáng chú ý, quy định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực chính quyền địa phương nêu rõ tại Điều 6 nhận được sự quan tâm đặc biệt, được giới chuyên gia đánh giá là sự đổi mới thể chế hành chính, thay đổi tư duy quản lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ