5 loại thực phẩm nảy mầm cực tốt và cực hại cho sức khỏe

Hải Đường (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tỏi, đậu tương, gạo lứt, củ lạc... là những thực phẩm khi để nảy mầm sẽ có giá trị dinh dưỡng cao cực tốt cho sức khỏe.

Những thực phẩm nảy mầm có giá trị dinh dưỡng cao

Tỏi mọc mầm

5 loại thực phẩm nảy mầm cực tốt và cực hại cho sức khỏe - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Có rất nhiều bà nội trợ hiểu nhầm rằng, tỏi mọc mầm là không nên ăn vì có hại cho sức khỏe. Nhưng trên thực tế, tỏi mọc mầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp đôi với tỏi thường. Bởi vì tỏi mọc mầm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với tỏi thường. Việc sử dụng tỏi mọc mầm sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và chống ung thư.

Chính vì vậy, các bà nội trợ có thể lấy mầm tỏi để chế biến cùng một số loại rau, giúp tăng thêm hương vị ngon cho món ăn. Tuy nhiên trong quá trình nấu nướng bạn nên để mầm tỏi, tiết ra chất dinh dưỡng giúp bổ sung tối đa cho làn da của chị em phụ nữ.

Đậu tương mọc mầm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt đậu tương là một trong số ít hạt có hàm chất dinh dưỡng cao khi mọc mầm.  Đặc biệt, hạt đậu tương sau khi nảy mầm, sẽ giúp cho hàm lượng dưỡng chất trong hạt tăng gấp đôi. Vì vậy, khi bạn thấy đậu tương mọc mầm cũng là thời điểm phù hợp để các bà nội trợ sử dụng chế biến cho gia đình những món ăn ngon, lại rất tốt cho sức khoẻ.

Trong thành phàn của đậu tương mọc mầm có chứa hàm lượng isoflavon đạt tới đỉnh điểm, lượng vitamin E tăng với chất Vitamin C sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả đối với phái nữ, tốt cho việc giảm cân và làm đẹp.

Gạo lứt

Gạo lứt khi nảy mầm sẽ kích hoạt lượng lớn enzyme. Đồng thời còn tạo ra một loại các loại enzyme thủy phân mới như amylase, hemixenluaza, protease, oxidoreductase. Nhờ đó, năng lượng và dinh dưỡng của gạo lứt sẽ được thanh đổi. Một số đại phân tử trong gạo lứt cũng trở thành phân tử nhỏ, chất dinh dưỡng cũng được chuyển hóa tồn tại ở dạng dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Gạo lứt khi nảy mầm rất giàu vitamin A, B, E, niacin và axit pantothenic. Lượng canxi, magie và khoáng chất khác trong hạt gạo lứt vốn tồn tại ở dạng khó hấp thu và tiêu thụ. Thế nhưng khi nảy mầm lên, dưới sự hoạt hóa của phytase, axit phytic bị phân hủy khiến các khoáng chất được giải phóng. Do đó nếu ăn gạo lứt nảy mầm, cơ thể sẽ hấp thu được trọn vẹn những khoáng chất này.

Củ lạc

Đọt lạc được mệnh danh là “lộc trường sinh” và chứa nhiều dưỡng chất phong phú, đặc biệt là chất resveratrol gấp nhiều lần so với lạc, cao gấp hàng chục lần hàm lượng resveratrol trong rượu vang, có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Resveratrol là một chất polyphenol tự nhiên có đặc tính sinh học mạnh, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm, kháng khuẩn, chống lão hóa, chống khối u và phòng ngừa bệnh tim mạch ở mức độ nhất định.

Ngoài ra, trong quá trình nảy mầm của lạc, protein bị thủy phân thành các axit amin để dễ hấp thụ hơn, hàm lượng dầu giảm đi, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ và sử dụng các nguyên tố vi lượng.

Lưu ý, mặc dù lạc nảy mầm tốt nhưng cần phân biệt giữa lạc nảy mầm và lạc mốc. Lạc nảy mầm tự nhiên do ẩm, hoặc có đốm mốc vàng trên bề mặt, có mùi hắc… thì tốt nhất bạn nên vứt đi.

Đậu Hà Lan mọc mầm

Mầm đậu Hà Lan không những không gây hại cho sức khỏe mà nó còn chứa thành phần dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, mầm đậu Hà Lan có rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và các loại khoáng chất. Những chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể. Từ đó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, gan, thận.

Những loại rau củ mọc mầm mà bạn không nên đụng tới, dù chỉ một chút vì cực kỳ độc hại

Khoai lang

Khoai lang khi nảy mầm hoàn toàn có thể gây ngộ độc. Lý do là vì sau khi nảy mầm, lớp biểu bì của củ khoai lang sẽ có những đốm đen. Lúc này, độc tố sẽ theo đó thải ra. Độc tố này không thể hoàn toàn tiêu diệt hết ở nhiệt độ cao nên dù được nấu chín thì nó vẫn có thể làm giảm chức năng gan ở người. 

Khoai tây

5 loại thực phẩm nảy mầm cực tốt và cực hại cho sức khỏe - Ảnh 2

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khoai tây nảy mầm thường chứa độc tố solanine. Khi ăn phải, nhẹ thì sẽ gây nôn ói, tiêu chảy vì ngộ độc. Nặng thì có thể suy gan nếu ăn trong suốt thời gian dài.

Gừng

Gừng mọc mầm đã bị mất giá trị dinh dưỡng. Đồng thời, nó còn chứa độc tố safrole. Đây là loại độc tố có thể gây tổn thương và ung thư gan.

Sắn

Sắn khi mọc mầm sẽ sản sinh ra chất alkailoid solanine. Đây là chất độc gây tiêu chảy, nôn mửa đau tức ngực. Thậm chí nó còn có thể uy hiếp tới tính mạng.

Khoai môn

Củ khoai môn mọc mầm không chỉ bị suy giảm giá trị dinh dưỡng mà còn có thể sản sinh ra những chất độc cực kì có hại với gan.