Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu bạn không biết cách dùng mỡ lợn chuẩn. Dưới đây là những lưu ý khi ăn mỡ lợn mà bạn cần nắm chắc.

Liều lượng thích hợp

Mỡ lợn tốt nhưng chỉ nên dùng vừa phải. Xét về góc độ bảo vệ tim mạch, mỡ lợn không thích hợp để ăn quá nhiều vì chất béo bão hòa chiếm hơn 40%. Việc hấp thụ nhiều chất béo bão hòa trong thời gian dài có thể làm tăng triglyceride và cholesterol mật độ thấp trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và tăng đường huyết.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Người trưởng thành nên kiểm soát lượng mỡ lợn tiêu thụ hàng ngày ở mức dưới 30gam. Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng lượng calo do chất béo bão hòa cung cấp không được vượt quá 10% tổng lượng calo.

Chú ý nhiệt độ khi đun mỡ lợn

Để chế biến mỡ lợn, các bà nội trợ thường thái nhỏ và rán lên. Chuyên gia lưu ý cần kiểm soát nhiệt độ đun nóng trong quá trình rán mỡ. Không đun bằng lửa quá lớn vì có thể gây cháy, khiến mỡ có màu không đẹp và mùi khét. Bên cạnh đó, mỡ lợn rán cháy sẽ chứa các chất gây ung thư như acrylamide, benzopyrene và heterocyclic amines. Cách dùng mỡ lợn đúng là rán với nhiệt độ vừa phải, không rán đến lúc tóp mỡ có màu vàng sậm.

Kết hợp đa dạng

Thực đơn trong mỗi bữa ăn cần đa dạng và đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính.

Nên sử dụng kết hợp mỡ lợn trong các món có nhiều rau củ, những loại thịt ít mỡ để phong phú về hương vị và thành phần dinh dưỡng. Tránh dùng thêm mỡ lợn trong những món vốn đã có nhiều dầu mỡ.

Đồng thời, chúng ta không nên chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào mỡ lợn mà cũng cần cân nhắc dùng đa dạng các loại dầu ăn từ dầu gạo, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành...

Bảo quản mỡ lợn đúng cách

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỡ lợn có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc bên ngoài nơi thoáng mát, nhưng cần đậy kín để tránh thu hút ruồi bọ.

Các bà nội trợ cũng chỉ nên sử dụng mỡ lợn trong tối đa 3 tháng. Quá thời gian này, mỡ lợn có thể biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Kiêng mỡ lợn trong một số trường hợp

Nếu bạn thuộc nhóm người được chẩn đoán mắc các bệnh huyết áp cao, lipid máu cao, tim mạch hoặc bị béo phì, thừa cân thì cần hạn chế ăn mỡ lợn. Bạn có thể chọn các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu hướng dương vì có nhiều axit béo không bão hòa đơn, giúp bảo vệ hệ tim mạch.

Tóm lại, cách dùng mỡ lợn quyết định việc nó tốt hay xấu đối với sức khỏe. Hoàn toàn không sử dụng hay sử dụng quá nhiều đều là sai lầm. Hãy dùng mỡ lợn liều lượng thích hợp và đúng cách để tận dụng lợi ích của nó.

Các bài thuốc từ mỡ lợn

Lương y, BSCK2. Trần Ngọc Quế - Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, để làm thuốc chữa bệnh từ mỡ lợn, Đông y đưa ra một số bài thuốc như sau:

Mỡ lợn chữa chứng khó đại tiểu tiện

Thành phần: Mỡ lợn khoảng 30 – 50 gam, 100ml rượu.

Cách làm: Mỡ lợn cắt nhỏ, đun cùng với rượu, sau đó tiếp tục đun sôi còn khoảng 30 ml, chia uống 2 lần cho đến khi giảm triệu chứng bệnh.

Chữa chứng ho gió ho khan

Mỡ lợn 120g, rán chín cắt nhỏ, ăn cùng với dấm đỗ tương (lượng vừa đủ). Thời gian sử dụng 3-5 ngày.

Chữa chứng đứt cổ gà (cổ ca)

Những người bị đứt, nứt nẻ ở núm vú, kẻ ngón chân thì dùng 5- 10 ml mỡ lợn nước, kết hợp với 10- 20g bã mè đen (sau khi ép), trộn đều bỏ vào lọ thủy tinh cất tủ lạnh, ngày bôi 2-3 lần vào chỗ nứt

Chữa chứng ho nhiều khàn tiếng

Thịt mỡ lợn 60g, nấu thành mỡ nước; mật ong 60g đun sôi cùng mỡ nước bảo quản trong lọ sứ, mỗi ngày pha 1 thìa với nước nóng ấm để uống.

Chữa chứng táo bón

Mỡ lợn đã rán 100 ml, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.

Chữa chứng hiếu động thái quá, chậm nói (một triệu chứng tự kỷ)

Mỡ lợn 500g rán lọc kỹ, mật ong 500g. Hai thứ đun cô đặc, bảo quản lạnh và sử dụng mỗi lần 1 thìa canh, ngày 2 lần.

Chữa chứng phụ nữ sau sinh thể chất yếu

Mỡ lợn (đã rán) 60 ml, nước gừng làm từ 2- 3 củ gừng) 60 ml, mật ong 60ml, rượu trắng 50ml. Tất cả nấu cô đặc thành cao, sử dụng theo nhu cầu. Uống kèm rượu trắng mỗi lần khoảng 9g.

Chữa chứng da tay, chân nứt nẻ

Mỡ lợn (đã rán) pha với rượu nóng để ấm, bôi vào chỗ nứt nẻ.

Chữa chứng người có vấn đề dạ dày

Những người bị axit dạ dày, đói bụng bị đau dạ dày: Mỡ lợn 60g, 30g đường phèn, hấp chín mềm để ăn vào buổi sáng.

Hà Nội với hơn 10 triệu dân: thách thức quản lý an toàn thực phẩm

Hà Nội với hơn 10 triệu dân: thách thức quản lý an toàn thực phẩm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ