Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm non là triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non có nhu cầu và đủ điều kiện trên địa bàn TP.Đối với giáo dục phổ thông: Đến năm 2020, 100% học sinh tiểu học, THCS, THPT được học chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; phấn đấu có 100% giáo viên ngoại ngữ cấp học phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương; 30% giáo viên tiếng Anh THCS, THPT được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và nâng chuẩn nghe nói tại các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất; 30% giáo viên dạy môn Toán và môn Khoa học bằng tiếng Anh được đào tạo đạt trình độ B2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.Cùng với đó, rà soát, bổ sung và cấp mới trang thiết bị dạy học cho 100% các phòng học ngoại ngữ, đạt tối thiểu 50% các phòng học có ti vi/màn hình hoặc thiết bị tương ứng khác nối mạng internet và các phần mềm ứng dụng dạy học ngoại ngữ.Đến năm 2025, 100% các trường tiểu học dạy đủ chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần; dạy tiếng Nhật, tiếng Pháp ngoại ngữ 1 theo đề án của Bộ GD&ĐT; 20% số THCS, THPT triển khai chương trình song ngữ (học thêm ít nhất một ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật, Pháp, Đức, Hàn, Nga hoặc Trung...). Tiếp tục thí điểm và mở rộng triển khai học các môn học khác bằng tiếng Anh ở các trường có nhu cầu và đủ điều kiện…Đặc biệt, đến năm 2025: Phấn đấu 50% cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) được phổ cập ngoại ngữ có thể giao tiếp ở mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam; 50% CB, CC, VC có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ở mức trung cấp bậc 3 (Bl) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương. Phấn đấu 100% CB, CC, VC quản lý có khả năng giao tiếp bằng ít nhất 1 ngoại ngữ, đạt tối thiểu mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.