Mối đe dọa lớn nhất của nguồn nước ngầm thuộc lưu vực Ấn – Hằng, ghép từ tên hai con sông lớn của khu vực Nam Á bị nhiễm độc, và không thể sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt. Việc thiếu nước sạch toàn cầu đã trở thành “đòn giáng mạnh” cho các nền kinh tế, theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong đó, hai mối quan ngại lớn là “nước nhiễm mặn và nhiễm Asen”, theo tác giả công trình nghiên cứu trên tờ Nature Geoscience. Với độ sâu 200m, khoảng 23% mạch nước ngầm bị hóa mặn, và 37% bị “ảnh hưởng bởi chất độc Asen”, nghiên cứu cho biết.
Nước nhiễm độc là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều quốc gia Nam Á. |
Lưu vực sông Ấn – Hằng chiếm khoảng 25% lượng nước ngầm trên toàn thế giới. Số nước ngọt được dự trữ trong các kẽ nứt ngầm và khoảng không giữa các mạch đá, được các con sông và mưa lớn bồi đắp.
Nước ngầm có thể bị hóa mặn do các tác động từ môi trường cũng như con người, bao gồm việc tưới tiêu đồng ruộng và tháo nước thiếu hiệu quả. Chất asen cũng xuất hiện trong tự nhiên, nhưng nồng độ sẽ bị tăng cao do các hoạt động bón phân và khai khoáng. Việc chất này xuất hiện trong nước uống là vấn đề nghiêm trọng tại một số khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó, số 15-20 triệu giếng nước mỗi năm trên toàn cầu dấy lên lo ngại những mạch nước ngầm này sẽ bị hút cạn.