Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

63 tỉnh thành đón học sinh THPT học trực tiếp sau Tết Nhâm Dần

Nam Du
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, dự kiến đến ngày 7/2/2022 sẽ có tổng số 17.124.278 học sinh được đến trường, chiếm tỉ lệ 75,71%.

Trong đó: Khối Mầm non có 51/63 tỉnh/TP mở cửa trường học; tỉ lệ trẻ được đến trường dự kiến là 73.29%; với khối Tiểu học là 53/63 tỉnh/TP (tỉ lệ học sinh đến trường dự kiến 69.84%); khối THCS có 57/63 tỉnh/TP (tỉ lệ học sinh đến trường dự kiến 78.0%); khối THPT có 63/63 tỉnh/TP (tỉ lệ học sinh đến trường dự kiến 100%). Riêng khối Đại học, Cao đẳng có khoảng 91.0% số trường có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp.

Gần 17 triệu học sinh được đến trường học trực tiếp từ 7/2/2022
Gần 17 triệu học sinh được đến trường học trực tiếp từ 7/2/2022

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến 17 giờ ngày 25/1/2022, cả nước có 14 tỉnh, TP cho học sinh trực tiếp đến trường; 30 tỉnh, TP tổ chức dạy học trực tiếp, trực tuyến, qua truyền hình; 19 tỉnh, TP tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Tổng số học sinh đến trường đạt tỉ lệ 69,3%. Trong đó: Khối Mầm non có 46/63 tỉnh/TP với 64.67% trẻ được đến trường; khối Tiểu học có 51/63 tỉnh/TP, tỉ lệ học sinh được đến trường là 67.20%; khối THCS có 53/63 tỉnh/TP, tỉ lệ học sinh đến trường đạt 69.82%; khối THPT với 56/63 tỉnh/thành cho học sinh học trực tiếp, tỉ lệ học sinh được đến trường là 88.88%.

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, ngày 15/10/2021 Bộ GD&ĐT đã có công văn về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục với tinh thần chung là thích ứng, linh hoạt, đảm bảo an toàn để thúc đẩy việc mở cửa trường học. Theo đó, các địa bàn có nguy cơ thấp hoặc trung bình (cấp độ 1, cấp độ 2) cho học sinh tới trường học trực tiếp; tiếp tục củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin để sẵn sàng chuyển trạng thái sang các hình thức học trực tuyến kết hợp truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tiếp đó, Bộ GD&ĐT ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó với dịch Covid-19 và công văn về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục; từ đó thống nhất việc mở cửa trường học là yêu cầu cấp thiết tại thời điểm hiện tại và phải được làm sớm nhất ngay sau tết Nguyên đán.

Trong công văn mới đây, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc mở cửa trường học, trong đó, căn cứ tình hình dịch tại địa phương (tính đến địa bàn cấp xã/phường) chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2/2022.

Bộ cũng ban hành Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung từ cuốn Sổ tay đã được ban hành ngày 23/11/2020). Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn chung của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Tổ chức Y tế thế giới.

Tiếp theo, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc báo cáo công tác tổ chức dạy học trực tiếp và đảm bảo an toàn cho người học tại các cơ sở giáo dục; nắm bắt thông tin từ phía phụ huynh học sinh về việc cho trẻ em, học sinh (đặc biệt là trẻ mầm non, học sinh tiểu học) trở lại trường học trực tiếp...