8 “siêu thực phẩm” ăn thường xuyên có thể ngừa đột quỵ
Kinhtedothi - Huyết khối có thể cản trở lưu lượng máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đau tim, đột quỵ hoặc ung thư. Một trong những cách đơn giản nhất để bảo vệ mạch máu là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, dưới đây là 8 loại thực phẩm bảo vệ mạch máu bạn nên ăn thường xuyên.
Tảo bẹ
Tảo bẹ là một loại thực phẩm lành mạnh và rất phổ biến trong cuộc sống nhưng ít ai biết đến tác dụng làm mềm mạch máu của loại thực phẩm này. Tảo bẹ nổi bật có hàm lượng i-ốt vô cùng cao, có tác dụng chữa bệnh phì đại tuyến giáp và hạch cổ rất tốt.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Nhưng trên thực tế, lợi ích của tảo bẹ không chỉ có thế. Trong tảo bẹ còn chứa một loại chất xơ, có tác dụng rất tốt đối với độ kết dính của máu và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Đặc biệt, nó còn có thể loại bỏ nhanh chóng lượng cholesterol dư thừa, nhờ đó các mạch máu được thông thoáng hơn. Và đương nhiên có tác dụng rất tốt đối với các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Mộc nhĩ
Theo nguồn trang Aboluowang cho biết, mộc nhĩ được biết đến là thực phẩm tốt cho mạch máu. Polysaccharides trong mộc nhĩ không chỉ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của con người mà còn làm thông mạch máu và loại bỏ cholesterol khỏi mạch máu.
Ăn nhiều mộc nhĩ giúp đào thải độc tố và chất thải trong dạ dày và ruột, đồng thời bảo vệ mạch máu.
Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ rất cao, chứa khá nhiều protein và phốt pho cần thiết cho cơ thể chúng ta. Nó có tác dụng tăng cường trí não tốt cho người cao tuổi bị mất trí nhớ.
Củ hành tây
Vị cay của hành tây chủ yếu đến từ chất sunfua, tác dụng ức chế quá trình tổng hợp cholesterol, giúp giãn mạch máu, hạ huyết áp.
Hành tây là một trong số rất ít thực phẩm chứa prostaglandin A, tác dụng làm mềm mạch máu, giảm độ nhớt của máu, từ đó ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Tỏi
Tỏi chứa allicin – hợp chất tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Allicin còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol và mảng bám trên thành động mạch, từ đó hỗ trợ mạch máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Cách sử dụng tỏi để tốt cho thành mạch máu
- Tỏi sống: Ăn một tép tỏi sống mỗi sáng có thể giúp giảm huyết áp và làm sạch mạch máu.
- Nước tỏi mật ong: Kết hợp tỏi băm nhuyễn với mật ong, sử dụng hỗn hợp này hàng ngày giúp giảm mỡ máu và cải thiện tuần hoàn máu.
Lưu ý rằng khi ăn tỏi, bạn nên ăn với lượng vừa phải và không nên ăn khi bụng đói vì có thể gây kích ứng dạ dày.
Quả bơ
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, quả bơ là một trong 6 món ăn tốt cho mạch máu - nguồn thực phẩm giàu axit béo không bão hòa, kali và vitamin E, giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, đồng thời tăng cường cholesterol tốt (HDL).
Các chất này còn có tác dụng giảm viêm và giúp lưu thông máu tốt hơn, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Cách sử dụng quả bơ trong chế độ ăn:
- Sinh tố bơ: Có thể kết hợp sinh tố bơ cùng với chuối và sữa hạt, đây là thức uống giàu dinh dưỡng giúp tim mạch khỏe mạnh.
- Salad bơ: Kết hợp bơ với rau xanh, cà chua và một ít hạt chia để tăng cường chất xơ và omega-3 cho cơ thể.
Thường xuyên ăn bơ sẽ giúp bạn tăng sức khỏe mạch máu hiệu quả và cải thiện tuần hoàn máu.
Nghệ
Nghệ cũng là một trong 6 món ăn tốt cho mạch máu. Nghệ chứa curcumin - một hợp chất có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu. Curcumin còn giúp cải thiện chức năng của niêm mạc trong các mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Cách sử dụng nghệ trong bữa ăn hàng ngày
- Sữa nghệ: Pha bột nghệ với sữa hạnh nhân, thêm một ít mật ong là bạn đã có một thức uống giúp giảm viêm và bảo vệ mạch máu.
- Thêm nghệ vào món xào, súp hoặc hầm: Sử dụng nghệ trong các món ăn hàng ngày giúp bạn dễ dàng tận dụng lợi ích sức khỏe của nghệ.
Nên kết hợp nghệ cùng tiêu đen trong món ăn để tăng khả năng hấp thu curcumin của cơ thể.
Lá khoai lang
Lá khoai lang chứa nhiều diệp lục, có thể giúp làm sạch mạch máu và duy trì sự thông suốt của mạch máu. Nó còn có hàm lượng mucin cao, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.
Lá khoai lang còn chứa nhiều vitamin C, có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, não bộ và chống lão hóa.
Hàm lượng ion kali trong lá khoai lang lên tới 518 mg/100 gram, có vai trò quan trọng trong việc giãn mạch máu, hạ huyết áp, duy trì chức năng của các dây thần kinh, cơ và tế bào cơ tim.
Hạnh nhân và quả óc chó
Để bổ sung chất chống oxy hóa, bạn cần tăng cường sử dụng quả óc chó và hạnh nhân trong chế độ ăn uống. Quả óc chó và hạnh nhân cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và trực tiếp giúp cải thiện tuần hoàn máu, bao gồm vitamin E có tác dụng chống viêm, axit béo omega-3 làm giảm cholesterol và cung cấp các lợi ích tim mạch khác.
Khuyến cáo tiêu thụ quả óc chó và hạnh nhân dưới dạng chế biến tươi vì chúng trở nên có tính axit sau khi nấu.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tăng cường kiểm tra phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các địa phương
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, các khu du lịch, nơi có nhiều bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống dành cho công nhân, học sinh, khách du lịch.

Thái Nguyên: thu giữ 649kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Kinhtedothi- Ngày 25/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên) đã tiến hành kiểm tra đột xuất 3 kho thực phẩm đông lạnh tại TP Thái Nguyên. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ tổng cộng 649kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.