Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

9 loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột mà không phải ai cũng biết

Hải Đường (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khi ăn các loại trái cây, mọi người thường sẽ gọt bỏ phần vỏ và chỉ ăn mỗi phần ruột. Tuy nhiên, bạn có biết hàm lượng dinh dưỡng trong vỏ của chúng có thể còn nhiều hơn cả ở ruột.

Vỏ chanh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ăn vỏ chanh có vẻ là ý tưởng tồi, song thực sự vỏ chanh lại là một trong những loại vỏ tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng của tất cả loại bệnh. Nó chữa bệnh ung thư, làm giảm cholesterol trong máu và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh còi xương. Nó cũng cải thiện sức khỏe của xương và sức khỏe răng miệng cùng với đó là việc cải thiện sức mạnh của hệ tiêu hóa.

Vỏ ổi

Theo Đông y, quả ổi có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol, điều trị tiêu chảy và kiết lỵ, hỗ trợ tiêu hóa... Cả vỏ ổi, lá ổi cũng được các nghiên cứu chứng minh là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. Vỏ ổi có chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm và tannin. Lá ổi tươi là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ổi cả vỏ để hấp thụ tối đa dinh dưỡng.

Vỏ lê 

Vỏ lê là một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi, giảm nóng được dùng trong Đông y. Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng. Khi làm món salad dưa chuột, cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn.

Vỏ cam

Vỏ cam chứa nhiều chất tengeretin và nobiletin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, chống viêm và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Bạn có thể sử dụng vỏ cam bằng cách nạo phần vỏ và ăn chung với đậu xanh hoặc xắt nhỏ và nấu chung với socola tan chảy để làm món tráng miệng.

Vỏ hành tây

Trong vỏ hành tây chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa, chất quercetin giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mảng bám động mạch. Bạn có thể thêm vỏ hành tây vào các món súp hoặc ninh cùng nước hầm xương để gia tăng hương vị và thành phần dinh dưỡng cho món ăn.

Vỏ dưa hấu

Bên cạnh phần thịt dưa hấu mọng nước và thanh mát thì vỏ dưa hấu còn chứa một loại axit amin tên là citrulline giúp giảm các cơn đau cơ nhanh chóng. Bạn có thể chế biến vỏ dưa hấu theo nhiều cách như ngâm đường, ép nước uống hoặc xào với rau củ.

Vỏ dưa chuột

Trong vỏ của dưa chuột có chứa hàm lượng không nhỏ vitamin K, chất xơ cùng kali. Vì thế, việc ăn cả vỏ dưa chuột không chỉ giữ được độ giòn ngon vốn có mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Trên vỏ của dưa chuột có một lớp sáp mỏng vì thế hãy rửa sạch, ngâm nước muối trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Vỏ nho

Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho hệ thống tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng resveratrol (là một chất chống lại sự xâm lược của nấm. Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E) trong vỏ nho có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.

Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Cà tím

9 loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột mà không phải ai cũng biết - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ít ai biết rằng vỏ cà tím là bộ phận giá trị nhất của thực phẩm này. Đơn giản vì trong vỏ của cà tím giàu chất chống oxy hóa, cũng là nơi mà hầu hết các vitamin P tập trung. Chúng có tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và mạch máu não. Đặc biệt, uống một thìa cà phê vỏ cà tím (hong khô và nghiền nhỏ) mỗi ngày trước bữa ăn có thể chữa bệnh cao huyết áp.

Ngoài ra, gọt bỏ vỏ cà khi chế biến món ăn không chỉ làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Chú ý, cà tím chứa oxalat, nếu tiêu thụ nhiều sẽ tích tụ, gây sỏi thận, thậm chí suy thận. Đây là lý do tại sao những người nghi ngờ hoặc bị bệnh thận, đang điều trị hay mắc các vấn đề túi mật nên tránh việc tiêu thụ cà tím