Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ABBANK công bố báo cáo tài chính 2024 và chuẩn bị tổ chức họp đại cổ đông 2025 

Kinhtedothi - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.

Theo nội dung báo cáo tài chính được kiểm toán, kết thúc năm 2024 ABBANK ghi nhận tăng trưởng tại các chỉ số quan trọng: Tổng tài sản của ABBANK đạt 176.619 tỷ đồng, tăng 9,04% so với cuối năm 2023, đạt 103,9% kế hoạch 2024. Dư nợ tín dụng đạt 110.099 tỷ đồng, tăng 7,47% so với năm 2023. Huy động từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 109.960 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2023.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động. 

Trong năm 2024, ABBANK đã trích lập 1.412 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng nhằm nâng cao khả năng chống chịu trước rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính, phát triển bền vững. Đồng thời, Ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân theo định hướng của Chính phủ ngay từ đầu năm. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 sau kiểm toán ghi nhận đạt 779 tỷ đồng, tăng 51,68% so với năm 2023. Nợ xấu trên tổng dư nợ cuối năm 2024 ở mức 2,48%, tuân thủ theo quy định về kiểm soát nợ xấu dưới 3% của NHNN tại Thông tư số 11/2021/TT-NHNN.

Năm 2024, ABBANK ghi nhận tăng trưởng số lượng khách hàng ở cả hai nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa & nhỏ, lần lượt là 7,17% và 4,81% so với năm 2023 nhờ việc cung cấp các giải pháp tài chính dựa trên sự am hiểu thị trường vi mô, liên tục cải tiến nâng cao trải nghiệm Khách hàng.

Lợi nhuận trước thuế năm 2024 của ABBANK sau kiểm toán đạt 779 tỷ đồng, tăng 51,68% so với năm 2023. 

Năm 2024 là năm đánh dấu bước chuyển đổi số mạnh mẽ của ABBANK tập trung vào các giải pháp công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ các giao dịch từ xa, tăng tiện ích cho khách hàng như hệ thống thanh toán điện tử (e-payment) kết nối trực tiếp với EVN, xây dựng hệ thống xác thực và ký số tập trung, thu hộ qua tài khoản ảo Virtual Account, thanh toán điện tử song phương với Kho bạc Nhà nước, thu phí hạ tầng cảng biển… Đặc biệt, Ngân hàng đã tự phát triển app ABANK dành cho khách hàng cá nhân và nền tảng ABBANK Business dành cho khách hàng doanh nghiệp dựa trên hiểu biết khách hàng và phù hợp với định hướng phát triển dịch vụ của Ngân hàng. Quy mô giao dịch trên kênh ngân hàng số vì vậy cũng ghi nhận tăng trưởng, với số lượng khách hàng giao dịch tăng 11,8% và số lượng giao dịch trên kênh số tăng 70,08% so với năm 2023.

Trong năm 2024, ABBANK đã rà soát và thực hiện việc cơ cấu lại mô hình kinh doanh, tăng cường chủ động kiểm soát rủi ro trên cơ sở nền tảng tư vấn chiến lược của Mc Kinsey và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế.

Tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025

Cùng với việc công bố Báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán, ABBANK thông báo đến Cổ đông về việc tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.

Năm 2024, số lượng khách hàng của ABBANK có sự tăng trưởng tích cực nhờ việc cung cấp các giải pháp tài chính dựa trên sự am hiểu thị trường vi mô và liên tục cải tiến nâng cao trải nghiệm Khách hàng.

Tại cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông năm 2025, ABBANK dự kiến trình Đại hội phê duyệt các chỉ tiêu kinh doanh năm 2025 như sau: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 131% so với thực hiện năm 2024; Tổng tài sản đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2024; Huy động từ khách hàng tăng 5% lên 115.458 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng tăng 16% lên 127.810 tỷ đồng (điều chỉnh theo cơ chế điều hành tăng trưởng tín dụng từ NHNN); Tiếp tục kiểm soát tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% theo đúng quy định của NHNN.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, ABBANK đề xuất để lại toàn bộ số lợi nhuận còn lại chưa phân phối nhằm bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch chiến lược, tạo tích lũy nội tại để tăng vốn điều lệ trong tương lai. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của Ngân hàng trong năm 2024 là 470,4 tỷ đồng. Theo đó, cùng với lợi nhuận còn lại của các năm trước chưa sử dụng, tổng lợi nhuận chưa phân phối của ABBANK đang là 2.311 tỷ đồng.

ABBANK đang triển khai các công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội đồng Cổ đông 2025 vào ngày 18/4/2025

Tại Đại hội, dự kiến các Cổ đông cũng sẽ thông qua việc thay đổi thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2027 do có sự thay đổi 01 người đại diện vốn của Cổ đông Maybank và 01 thành viên HĐQT độc lập có đơn xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Cụ thể, ngày 05/01/2025, cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank đã có văn bản gửi ABBANK thông báo đề cử Ông Syed Ahmad Taufik Albar làm thành viên HĐQT ABBANK và làm người đại diện 50% vốn của Maybank tại ABBANK thay thế Ông John Chong Eng Chuan, hiệu lực ngay sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan; và ngày 18/01/2025, ông Trần Bá Vinh – thành viên độc lập HĐQT đã có đơn từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân, hiệu lực kể từ thời điểm Đại hội đồng Cổ đông thông qua việc miễn nhiệm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
NINJA VAN đẩy mạnh triển khai dịch vụ tiếp hàng  Ninja B2B: Giải pháp tối ưu vận hành, tăng tốc doanh số trên từng kệ hàng

NINJA VAN đẩy mạnh triển khai dịch vụ tiếp hàng  Ninja B2B: Giải pháp tối ưu vận hành, tăng tốc doanh số trên từng kệ hàng

22 May, 07:38 PM

Kinhtedothi - Ninja Van, đơn vị logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á, chính thức công bố mở rộng triển khai Dịch vụ tiếp hàng Ninja B2B (Ninja B2B Restocking Model) – giải pháp phân phối hàng hóa đến chuỗi siêu thị tiện lợi thiết kế riêng cho doanh nghiệp bán lẻ với phương châm "Một đơn hàng đi, ngàn kệ hàng đầy". 

Vệt Nam và Mỹ đạt được tiến bộ tích cực đàm phán lần 2 về thương mại đối ứng

Vệt Nam và Mỹ đạt được tiến bộ tích cực đàm phán lần 2 về thương mại đối ứng

22 May, 06:08 PM

Kinhtedothi - Kết thúc vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về Thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên đã đạt tiến bộ tích cực, xác định các nhóm vấn đề được đồng thuận, hoặc quan điểm đã gần nhau, các nhóm vấn đề cần tiếp tục thảo luận để đi đến thống nhất trong thời gian tới.

Khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp Quảng Nam

Khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp Quảng Nam

22 May, 05:11 PM

Kinhtedothi - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ cùng các doanh nghiệp tại Quảng Nam trong vấn đề cấp tín dụng, quy mô gói vay và lãi suất cho vay.

Gánh nặng truy xuất nguồn gốc đè lên sàn thương mại điện tử

Gánh nặng truy xuất nguồn gốc đè lên sàn thương mại điện tử

22 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Quy mô TMĐT Việt Nam năm 2025 có thể lên tới 25 - 32 tỷ USD với mức tăng trưởng từ 18 – 20%, chiếm vị trí đáng kể trong lĩnh vực thương mại và kinh tế số. Tuy nhiên, một số bất cập được VECOM chỉ ra, ngoài vấn đề thuế, các sàn TMĐT phải thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa trước và trong quá trình vận hành nền tảng đang tạo "gánh nặng" cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ