Nhận định trong ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố cho thấy, dịch Covid-19 và sự bất ổn định kinh tế toàn cầu ngày càng sâu sắc đang tác động mạnh mẽ tới các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của các nền kinh tế Đông Á mới nổi.
Ảnh minh họa |
Tổng dư nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 16 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2019, tăng 2,4% so với tháng 9/2019 và cao hơn 12,5% so với tháng 12/2018. Trong đó, riêng quý 4/2019, tổng giá trị phát hành trái phiếu của khu vực đạt 1,44 nghìn tỷ USD, giảm 9,5% so với tháng 9 cùng năm.
Tính tới cuối tháng 12/2019, tổng giá trị trái phiếu Chính phủ đạt 9,8 nghìn tỷ USD, cao hơn 1,7% so với thời điểm tháng 9/2019. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 9 cùng năm.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB - ông Yasuyuki Sawada nhận định: “Các thị trường tài chính trong khu vực đang cảm nhận gánh nặng từ tác động của dịch Covid-19, với dòng vốn đầu tư nước ngoài và các hoạt động trong lĩnh vực này giảm sút, cộng thêm với các vấn đề thương mại đang tiếp diễn. Những nỗ lực nhằm giảm tác động tiêu cực của đại dịch thông qua các gói kích thích kinh tế và biện pháp tiền tệ để hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường tài chính bị ảnh hưởng cần được tiếp tục”.
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc; Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài khu vực Đông Á mới nổi, lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng sụt giảm tại các nền kinh tế phát triển chủ chốt và một số thị trường châu Âu trong giai đoạn từ 31/12/2019 tới 29/2/2020, khi các nhà đầu tư e ngại rủi ro và các ngành công nghiệp địa phương giảm bớt hoạt động do tình trạng sức khỏe toàn cầu.
Điều này dẫn tới những tổn thất của thị trường cổ phiếu trong khu vực, làm các đồng nội tệ suy yếu so với đồng đô-la Mỹ, và nới rộng mức phí tham gia hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Tình trạng bán tháo trên thị trường, được nhận thấy tại một số thị trường trái phiếu khu vực trong tháng 1 và tháng 2, nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
Một số ngân hàng trung ương tại khu vực Đông Á mới nổi đã cắt giảm lãi suất để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Thái Lan, Ngân hàng Trung ương Indonesia, Ngân hàng Trung ương Philippines, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, Ngân hàng Trung ương Malaysia, Cục Quản lý tiền tệ Hồng Kông và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong tháng 3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất 2 lần, đưa lãi suất xuống gần bằng không, cùng với những biện pháp khác để hỗ trợ các thị trường tài chính.
Báo cáo cũng cho biết, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt
Thị trường trái phiếu Chính phủ giảm 3,9% so với quý trước tính theo giá trị đồng nội tệ, xuống còn 49,2 tỉ USD vào cuối tháng 12/2019. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng giảm 4,9% so với quý trước tính theo giá trị đồng nội tệ, xuống còn 4,3 tỷ USD vào cuối năm 2019.
Ngoài Việt
Tuy nhiên, đây là sự sụt giảm so với tỉ lệ tăng trưởng theo quý 5,2% trong quý 3/2019. Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Thái Lan đã hồi phục trong quý 4/2019 với tỷ lệ tăng trưởng theo quý là 2,2% tính theo giá trị đồng nội tệ, so với mức giảm 0,7% trong quý 3/2019.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của khu vực, chiếm 75,4% tổng giá trị thị trường với 12,1 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2019. Trung Quốc đã có mức tăng trưởng theo quý cao nhất trong khu vực vào thời điểm cuối tháng 12/2019, ở mức 2,8% xét theo giá trị đồng nội tệ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc tăng 4,1% so với quý trước xét theo giá trị đồng nội tệ. Thị trường trái phiếu chính phủ cũng tăng 5,0% so với quý trước xét theo giá trị đồng nội tệ.