Dân số Đông Nam Á chiếm 8,58 % số người trên thế giới nhưng tình yêu bóng đá của người dân nơi đây không có giới hạn. Nên mặc dù AFF Cup 2022 vẫn có những trận đấu chênh lệch nhưng đây vẫn là sự kiện thể thao cuồng nhiệt và đam mê nhất năm nay. Ngay sang khi chứng kiến ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2022 thì trên sân khách, vẫn có 7.000 cổ động viên Việt Nam đến sân vận động quốc gia Lào để cỗ vũ cho thầy trò HLV Park Hang-seo.
Lịch sử AFF Cup
Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á được thành lập vào năm 1984 và sau đó 12 năm thì AFF Cup đầu tiên mới diễn ra. Sự kiện này được tổ chức tại Jakarta, thủ đô của Indonesia, và quy tụ 6 quốc gia tham dự, bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan.
Mãi đến 1996, Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar mới gia nhập vào năm 1996 còn Timor Leste nhập cuộc vào năm 2004. Năm 2013 Australia đã đăng ký tham gia Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á, tuy nhiên họ chỉ là thành viên không thường trực, và không đá AFF Cup đơn giản là họ quá mạnh.
Thái Lan là cái tên đáng được nhắc đến nhiều nhất tại các kỳ AFF Cup. Đầu tiên là việc họ đã nâng cao chiếc cúp vô địch đến 6 lần. Năm 1996, khi AFF Cup đầu tiên được tổ chức tại Singapore và đội tuyển xứ chùa vàng đã lên ngôi. Sau đó, Thái Lan còn lên ngôi liên tiếp ở các năm 2000 và 2002. Mất 12 năm trắng tay, Thái Lan đã trở lại và thể hiện phong độ hủy diệt trong nhiều năm gần đây. Họ vô địch 3 trên 4 giải đấu gần nhất vào các năm 2014, 2016 và 2020.
Những điều muốn nói
Về cá nhân, Kiatisuk Senamuang (1973) là cái tên đáng được nhắc đến nhất. Ông là người duy nhất từng vô địch AFF Cup trên cả cương vị cầu thủ và huấn luyện viên. Ông cũng chính là người ghi bàn duy nhất giúp những chú voi chiến vượt qua Malaysia ở trận chung kết đầu tiên năm 1996.
Thi đấu tại AFF Cup 2022, Teerasil Dangd là tiền đạo trụ cột của bóng đá Thái Lan. Năm 2020, anh ghi 4 bàn cho tuyển Thái, qua đó nắm trọn 4 danh hiệu vua phá lưới tại đấu trường Đông Nam Á. Với 19 bàn thắng, Dangda đã vượt qua tuyển thủ Singapore Noh Alam Shah để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất giải đấu.
Rõ ràng đây là cầu thủ mà Quế Ngọc Hải và hàng hậu vệ Việt Nam cần phải chú ý nhất phía Thái Lan, khi Chanathip và Supachok không tham dự AFF Cup 2022. Bộ đôi này muốn có sự chuẩn bị thể lực tốt nhất cho giai đoạn tiền mùa giải J.League vào tháng 1/2023.
Trong khi đó, Chanathip Songkrasin - vị vua không ngai của Đông Nam Á, rất tiếc giải đấu này anh không tham dự. Tiền vệ tài hoa người Thái Lan sinh 1993 này đã là biểu tượng của AFF Cup trong nhiều năm qua. Nhiều người công nhận anh là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất giải đấu. Trong 10 năm qua, Songkrasin đã giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu tới 3 lần vào các năm 2014, 2016 và 2020, đủ chứng minh sự vượt trội của anh ở đấu trường Đông Nam Á.
Ngoài ra Việt Nam, Singapore và Malaysia đã thi nhau nâng cao chiếc cúp Đông Nam Á, khiến AFF Cup trở thành một trong những giải đấu có nhiều nhà vô địch nhất thế giới bóng đá. Trong đó, Thái Lan và Singapore giành chiến thắng 10 lần, Việt Nam lên ngôi 2 lần, và Malaysia 1 lần. Đáng chú ý, Indonesia từng 6 lần lọt vào trận chung kết, nhưng đều kết thúc giải đấu ở vị trí á quân.
AFF Cup là giải đấu đá 2 lượt trận sân khách - sân nhà để thu hút khách đến xem. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử, vòng bảng AFF Cup được đá theo thể thức lượt đi lượt về. Năm 2018 đánh dấu lần đầu cách thức này được áp dụng. Tuy nhiên, vòng bảng AFF Cup 2020 phải tập trung ở Singapore vì dịch Covid-19.