Các quan chức Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, trong danh sách này có các nước Đông Nam Á, Trung Đông, Nga, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi… Ngoài ra, một số đồng minh thân cận của Mỹ là Anh, Đức, Pháp, Italia, Hàn Quốc và Australia cũng có mặt trong danh sách này.
Theo quy định các sáng lập viên có quyền đặt ra các quy định cho AIIB, trong khi những thành viên thông thường khác đăng ký gia nhập sau ngày 31/3 sẽ chỉ có quyền bỏ phiếu và không có nhiều tiếng nói trong quá trình hoạch định chính sách.
Đại diện các nước thành viên sáng lập AIIB.
|
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho biết nước này sẽ gia nhập AIIB với hy vọng việc trở thành thành viên của thể chế tài chính do Trung Quốc khởi xướng và thành lập có thể giúp Hungary nâng cao hệ thống tài chính và kinh tế quốc tế cũng như tạo cho khối doanh nghiệp của nước này nhiều cơ hội để gia tăng sự hiện diện ở khu vực châu Á.
Hiện, Nhật Bản và Mỹ chưa đăng ký gia nhập AIIB với lý do còn thiếu sự minh bạch trong cơ chế vận hành ngân hàng này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Diễn đàn Singapore 2015 vừa diễn ra, Jin Liqun, người đứng đầu Ban Thư ký đa phương lâm thời của AIIB đã tuyên bố Trung Quốc và tất cả các quốc gia thành viên cam kết xây dựng một ngân hàng nói không với tham nhũng và hoạt động hiệu quả để thúc đẩy nền kinh tế.
Trung Quốc dự định hoàn tất thỏa thuận thành lập AIIB vào trước cuối tháng 6 và ra mắt ngân hàng trong năm nay. AIIB có nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển đường bộ, đường sắt, sân bay và các dự án cơ sở hạ tầng khác trong khu vực châu Á.