An ninh Tài chính Tiền tệ - Hướng tới sự phát triển an toàn và bền vững

Đức Toàn - Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ do Báo An ninh Thủ đô phối hợp với một số đơn vị tổ chức sáng nay, ngày 24 tháng 12, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguy cơ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm đảm bảo vấn đề an ninh tài chính, tiền tệ.

Diễn đàn được tổ chức thành công với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần

Vibiz Việt Nam.

Việc duy trì được sự ổn định và lành mạnh tài chính trong quá trình vận hành của thị trường và hoạt động của các định chế tài chính là một yêu cầu cực kỳ quan trọng, có thể nói là sống còn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, trên cơ sở đó giảm thiểu và hạn chế được rủi ro trên thị trường và hệ thống tài chính. Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và tự do hóa kinh tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay.
 Toàn cảnh diễn đàn An ninh Tài chính Tiền tệ sáng ngày 24 tháng 12 năm 2020
Chia sẻ tại diễn đàn, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguy cơ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm đảm bảo vấn đề an ninh tài chính, tiền tệ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn thế giới.

Thông qua những bài học đau xót về sự lỏng lẻo, chủ quan, dễ dãi trong quan trị rủi ro tín dụng và trong các hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ từ đầu những năm 2000 đến 2009, Việt Nam cần coi trọng mục tiêu an ninh, an toàn hơn là mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Những đề xuất trong bài đã xuất phát từ những bài học và những nguyên nhân rút ra từ cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng từ Mỹ tới toàn cầu những năm cuối 2000 nhằm góp tiếng nói đề xuất với các bên quan tâm để cùng được hướng về và nhìn thấy một hệ thống ngân hàng, tài chính Việt Nam phát triển trong sự an toàn và bền vững trong nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng phát triển của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế quốc tế.

 TS. Chu Quốc Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo An ninh thủ đô
Tại diễn đàn, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã đưa ra những kiến nghị về ma trận rủi ro đối với Việt Nam theo từng cấu phần và tổng thể của thị trường tài chính được tóm lược trong bài diễn thuyết cho thấy Việt Nam đang ở mức Trung bình – Khá để có thể giảm thiểu tác động tiêu cực, ứng phó với các cú sốc bên ngoài. Tuy nhiên, cần lưu ý, rủi ro luôn đan xen, lan truyền; các khu vực tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả và khôi phục nền kinh tế. TS Cấn Văn Lực cùng nhóm nghiên cứu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV cho biết: Theo Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại năm 1988 và Đạo luật Thuận lợi hóa và Thực thi Thương mại năm 2015, định kỳ nửa năm, BTC Hoa Kỳ công bố báo cáo về chính sách kinh tế và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ. Nếu bất kỳ đối tác thương mại nào có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ và cán cân vãng lai thặng dư lớn, Hoa Kỳ sẽ phân tích sâu để xem xét quốc gia này có thao túng tiền tệ hay không. Các “ngưỡng” tiêu chí cụ thể sẽ được rà soát định kỳ, tùy thuộc vào chính sách kinh tế, đối ngoại của Hoa Kỳ từng thời kỳ. Nếu một quốc gia chạm tất cả các “ngưỡng”, Hoa Kỳ sẽ gắn mác thao túng tiền tệ. Khi đó, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp để can thiệp, có thể là đàm phán để các quốc gia điều chỉnh chính sách, thậm chí đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia đó nếu không đạt được thỏa thuận và các cam kết không có tiến triển.

 TS. Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia
Từ kỳ rà soát tháng 5/2019, Hoa Kỳ đã có một số thay đổi về tiêu chí thao túng tiền tệ. Ở vòng kiểm duyệt đầu tiên, Hoa Kỳ sẽ xem xét các đối tác thương mại chính có tổng kim ngạch thương mại hàng hóa song phương hơn 40 tỷ USD (thay cho tiêu chí cũ là xem xét 12 đối tác thương mại lớn nhất). Ở vòng thứ hai, Hoa Kỳ vẫn đưa ra ba tiêu chí đánh giá khả năng một quốc gia thao túng tiền tệ, cụ thể: có thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ hơn 20 tỷ USD; thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tương đương 2% GDP (trước đây là 3%); và can thiệp một chiều (mua hoặc bán ròng), kéo dài trên thị trường ngoại tệ trong liên tục sáu tháng trên giai đoạn 12 tháng, với tổng lượng mua ròng hơn 2% GDP.

Một cách tổng quát nhất, vị chuyên gia khái quát: Khủng hoảng tài chính được hiểu là “trạng thái sụt giảm mạnh trong ngắn hạn về giá trị các tài sản tài chính, sự mất khả năng thanh toán, luân chuyển vốn của các tổ chức tài chính và sự đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính”. Theo nghiên cứu 395 cuộc khủng hoảng tài chính trong giai đoạn 1970-2007, hai tác giả Laeven và Valencia (2008) đã chỉ ra 7 dấu hiệu rủi ro bất ổn tài chính đặc trưng.

Chia sẻ tại diễn đàn, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguy cơ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm đảm bảo vấn đề an ninh tài chính, tiền tệ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn thế giới.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần