Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ăn quẩy không tốt cho thai phụ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Quẩy là món ăn thường được người Việt mình lựa chọn kết hợp ăn cùng với phở và cháo nhưng khi “bầu bí” thì nên hạn chế ăn món này.

KTĐT - Quẩy là món ăn thường được người Việt mình lựa chọn kết hợp ăn cùng với phở và cháo nhưng khi “bầu bí” thì nên hạn chế ăn món này.

Những gì người mẹ ăn vào có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

1. Đồ hộp

 
Trong quá trình chế biến đồ hộp, người ta thường cho vào một số chất bảo quản nhất định. Mặc dù những chất bảo quản này không gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của người lớn nhưng nếu phụ nữ có thai ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
 
Bản thân đồ hộp không có giá trị dinh dưỡng cao, nếu tiếp tục nấu ở nhiệt độ cao thì vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác trong thực phẩm sẽ bị “phá hỏng”.

2. Quẩy 
 

Quẩy là món ăn thường được người Việt mình lựa chọn kết hợp ăn cùng với phở và cháo nhưng khi “bầu bí” thì nên hạn chế ăn món này. Y học nghiên cứu chứng minh, trong quá trình chế biến quẩy cần phải cho vào một lượng phèn chua nhất định. Nếu ăn 3-4 cái quẩy sẽ làm cho cơ thể hấp thụ khoảng 3g phèn chua.
 
Trong phèn chua hàm chứa nhôm, nếu hấp thụ một lượng nhôm lớn vào trong cơ thể thì sẽ rất nguy hại cho bộ não, làm tăng nguy cơ sinh trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

3. Rau chân vịt
 
Chúng ta đều cho rằng rau chân vịt có chứa chất sắt phong phú, có chức năng bổ máu, vì vậy được xem là loại rau tốt nhất để phòng chống thiếu máu cho phụ nữ có thai. Thực ra trong rau chân vịt chứa sắt nhưng không nhiều mà chủ yếu là chứa axit oxalic. Thế nhưng axit oxalic là kẻ thù không đội trời chung với canxi và kẽm, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của canxi và kẽm ở trong đường ruột.
 
Canxi và kẽm là hai loại khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể, nếu phần lớn bị acid oxalic phá hỏng thì sẽ làm cho thai phụ thiếu canxi và kẽm. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về xương và răng của thai nhi, thiếu kẽm sẽ làm cho thai phụ biếng ăn và thai nhi không thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng từ cơ thể mẹ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

4. Quả sơn tra
 
Sơn tra có vị chua ngọt vừa miệng, ăn vào giúp tiêu hóa, là một loại thực phẩm rất được các chị em ưa chuộng, đặc biệt là trong thời gian bầu bí thì lại càng thích ăn.Chuyên gia y học chỉ ra rằng, mặc dù sơn tra rất tốt nhưng phụ nữ có thai không nên ăn nhiều vì trong sơn tra có chứa một số thành phần có thể kích thích cơ tử cung co bóp, từ đó làm cho tử cung thu co, gây ra sẩy thai. Đặc biệt là những người trước đây đã có tiền lệ bị sẩy thai, trong thời gian này cũng không nên ăn sơn tra để đề phòng bất trắc.

5. Sô-cô-la

Socola có vị ngon ngọt dễ ăn, là đồ ăn vặt được nhiều chị em yêu thích. Nhưng nếu ăn quá nhiều sô-cô-la sẽ làm cho thai phụ có giảm giác no bụng, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống và kết quả là cơ thể thai phụ càng ngày càng phát phì nhưng dinh dưỡng cần thiết thì lại thiếu.

6. Khoai tây để lâu
 
Trong khoai tây chứa nhiều kiềm sinh vật, khoai tây để càng lâu thì hàm lượng kiềm sinh vật càng cao. Nếu ăn quá nhiều khoai tây để lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, quá nặng thì sẽ làm cho thai nhi mang dị tật bẩm sinh. Đương nhiên, cơ địa của từng người khác biệt rất lớn, không phải ai ăn vào cũng sẽ “có chuyện” nhưng thai phụ không nên ăn là tốt nhất.

7. Gia vị
 
Các gia vị thường gặp có tiểu hồi hương, bát giác, hạt tiêu, ngũ vị hương… Thai phụ nếu ăn nhiều loại gia vị này dễ tiêu hao lượng nước trong đường ruột, làm cho đường ruột giảm bài tiết, gây ra khô đường ruột và táo bón.   

8. Mỳ chính
 
Thành phần chủ yếu của mỳ chính là sodium glutamate, chất kẽm trong máu sau khi kết hợp với chất này thì sẽ đẩy ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nếu ăn quá nhiều mỳ chính sẽ làm tiêu hao đại lượng kẽm, gây ra thiếu kẽm trong cơ thể thai phụ. Kẽm là một “vật phẩm” cần thiết cho sự phát triển